Đóng trễ tiền mua xe trả góp thì có bị thu hồi xe không? Mua xe trả góp bị giữ giấy tờ gốc thì phải làm thế nào?
Mua xe trả góp là gì?
Mua xe trả góp hiện chưa có quy định cụ thể tuy nhiên, đây chính là hình thức mua trả chậm, trả dần theo quy định tại khoản 1 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015:
“1.Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác”
Theo quy định này, có thể hiểu, mua trả góp xe là hình thức các bên thỏa thuận, bên mua được nhận xe trả góp và được phép trả dần tiền trong một thời hạn nhất định. Trong khi đó, bên bán vẫn có quyền sở hữu với chiếc xe cho đến khi bên mua trả đủ tiền.
Tuy nhiên, nếu hai bên có thỏa thuận khác thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận của hai bên.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua trả chậm như sau:
“2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Quy định này nêu rõ, việc mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản.
Do đó, nếu muốn mua xe trả góp, các bên phải lập hợp đồng trả góp bằng văn bản. Nội dung hợp đồng trả góp phải đề cập đến những nội dung sau trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
- Bên mua có quyền sử dụng chiếc xe trả góp.
- Bên mua phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng chiếc xe trả góp.
Như vậy, mặc dù không có quy định cụ thể về việc mua xe trả góp nhưng đây được xem là hình thức của việc mua trả chậm hoặc mua trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015.
Đóng trễ tiền mua xe trả góp thì có bị thu hồi xe không?
Đóng trễ tiền mua xe trả góp thì có bị thu hồi xe không?
Trường hợp mua xe trả góp trên của bạn thực tế là thực hiện hợp đồng vay tiền của ngân hàng để thực hiện trả tiền cho bên bán, như vậy bạn đã xác lập hợp đồng vay tài sản - tiền với ngân hàng.
Căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, khi bạn chậm trả khoản vay cho ngân hàng thì bạn phải trả lãi cho những khoản chậm trả đó. Mức lãi suất sẽ căn cứ theo hợp đồng. Bên ngân hàng sẽ không thu hồi xe của bạn. Do đó, để tránh các khoản tiền lãi hoặc khoản phạt quá cao, bạn nên thanh toán sớm cho ngân hàng.
Mua xe trả góp bị giữ giấy tờ gốc thì phải làm thế nào?
Khi mua xe máy trả góp, ngân hàng hay công ty tài chính sẽ giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm đảm bảo nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện. Bên cạnh đó, trong Điều 1 Công văn 8601/VPCP-CN năm 2017 có nêu rõ:
“1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc thế chấp phương tiện”.
Do đó, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng bản sao Giấy chứng thực đăng ký phương tiện giao thông và bản gốc Giấy biên nhận của ngân hàng để xuất trình trong các trường hợp cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?