Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào?
- Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào?
- Việc thanh toán trong hoạt mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện bằng phương thức nào?
- Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch chi nào?
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào?
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào, thì theo quy định tại Điều 8 Thông tư 19/2018/TT-NHNN như sau:
Đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới là VND hoặc CNY.
Như vậy, theo quy định trên thì đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là VND hoặc CNY.
Đồng tiền thanh toán trong hoạt động mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc là đồng nào? (Hình từ Internet)
Việc thanh toán trong hoạt mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện bằng phương thức nào?
Việc thanh toán trong hoạt mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện bằng phương thức được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-NHNN như sau:
Phương thức thanh toán
1. Thanh toán qua ngân hàng, bao gồm:
a) Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;
b) Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Thanh toán bằng VND tiền mặt.
3. Thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại Khoản 1 Điều này).
Như vậy, theo quy định trên thì việc thanh toán trong hoạt mua bán tại chợ biên giới Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện bằng phương thức sau:
- Thanh toán qua ngân hàng
+ Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;
+ Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.
- Thanh toán bằng VND tiền mặt.
Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch chi nào?
Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch chi được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2018/TT-NHNN như sau:
Sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới của thương nhân Việt Nam kinh doanh tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam
1. Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
a) Thu:
(i) Thu CNY chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iii) Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
(iv) Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
b) Chi:
(i) Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
(ii) Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
(iii) Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
(iv) Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
2. Thương nhân Việt Nam kinh doanh tại chợ biên giới có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY quy định tại Điều 6 Thông tư này để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch chi như sau:
- Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
- Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
- Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
- Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?