Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu thế nào khi mức chuẩn nghèo nông thôn thay đổi?
Thế nào là bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu
Căn cứ tai khoản 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia.
- Một số quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội:
+ Được hưởng lương hưu hàng tháng khi về già
+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong suốt thời gian hưởng lương hưu
+Được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tham gia
+ Lương hưu được điều chỉnh theo Chỉ số giá tiêu dùng
+ Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân
+Thân nhân được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia qua đời.
- Phương thức và thời điểm đóng
Căn cứ vào khoản 2 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau:
STT | Phương thức đóng | Thời điểm đóng |
1 | Đóng hàng tháng | Trong tháng |
2 | Đóng 3 tháng | Trong quý |
3 | Đóng 6 tháng | 4 tháng đầu |
4 | Đóng 12 tháng | 7 tháng đầu |
5 | Đóng 1 lần cho nhiều năm, không quá 5 năm một lần | Tại thời điểm đăng ký |
6 | Đóng 1 lần cho các năm còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) | Tại thời điểm đăng ký |
Mức chuẩn nghèo nông thôn hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo sẽ điều chỉnhcác tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 như sau:
* Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:
- Tiêu chí thu nhập:
+ Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
+ Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
-Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
* Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
* Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025:
- Chuẩn hộ nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Chuẩn hộ cận nghèo:
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Chuẩn hộ có mức sống trung bình
+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
- Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.”
Như vậy, theo quy định trên chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 quy định, từ năm 2022, thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn và dưới 2 triệu đồng/người/tháng thành thị sẽ được xếp vào hộ nghèo, cận nghèo.
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu thế nào khi mức chuẩn nghèo nông thôn thay đổi?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng hằng tháng được hướng dẫn theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, như sau:
Mức đóng hằng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
Mức thu nhập tháng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020 mức đóng hằng tháng thấp nhất là 154.000 đồng/tháng; từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016 mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.060.000 đồng/tháng, từ tháng 5 năm 2016 trở đi mức đóng hằng tháng cao nhất là 5.324.000 đồng/tháng cho tới khi Chính phủ quy định mức lương cơ sở mới.
Từ ngày 01/01/2022, mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng, nên mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu năm 2022 có sự điều chỉnh.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất kể từ ngày 01/01/2022 là 330.000 đồng/tháng (22% x 1.500.000 đồng). Năm 2022, mức lương cơ sở 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?