Đơn xin xác nhận ở trọ là gì? Việc làm đơn nhằm mục đích gì? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đơn xin ở trọ?
Đơn xin xác nhận ở trọ là gì? Việc làm đơn nhằm mục đích gì?
Đơn xin xác nhận ở trọ là mẫu đơn do cá nhân tự soạn thảo gửi cơ quan có thẩm quyền nhằm xác nhận việc ở trọ của họ.
Đơn xin xác nhận ở trọ được dùng để thể hiện mong muốn của cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác nhận về việc ở trọ của mình cũng như địa chỉ ở trọ.
Đơn xin xác nhận ở trọ cần phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Ghi theo Giấy Khai sinh/ Căn cước công dân
(2) Ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
(3) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(4) Ghi nơi ở hiện tại của cá nhân là đơn ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(5) Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
(6) Ghi địa chỉ mà công ty có trụ sở chính ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(7) Ghi theo Chứng minh nhân dân
(8) Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(9) Ghi nơi ở hiện tại của cá nhân là đơn ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố
(10) Phần này trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn tới việc làm đơn xin xác nhận ở trọ.
(11) Phần này trình bày lý do dùng để thuyết phục chủ thể có thẩm quyền rằng yêu cầu xác nhận mà đưa ra là hợp lý, hợp pháp
(12) Phần này đưa ra các thông tin về việc ở trọ mà cần xác nhận, …
>>> Có thể thao khảo Mẫu đơn xin xác nhận ở trọ sau đây: TẢI VỀ
Ngoài việc lập đơn xin xác nhận ở trọ thì cá nhân cũng cần phải đăng ký tạm trú với cơ quan đăng ký cư trú tại địa bàn theo quy định của Luật Cư trú 2020.
Đơn xin xác nhận ở trọ là gì? Việc làm đơn nhằm mục đích gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xác nhận đơn xin ở trọ?
Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 và Điều 28 Luật Cư trú 2020, thì việc đăng ký thường trú hay tạm trú đều phải tiến hành tại cơ quan đăng ký cư trú tại địa phương nơi cá nhận dự kiến thường trú hoặc tạm trú.
Dó đó việc xác nhận đơn xin ở trọ cũng sẽ cần phải liên hệ với cơ quan đăng ký cư trú.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm:
- Công an xã, phường, thị trấn nơi mình dự kiến tạm trú.
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi mình dự kiến tạm trú (đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã).
Người đang ở trọ cần đáp ứng những điều kiện gì để được phép đăng ký tạm trú?
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 thì cá nhân để được đăng ký tạm trú cần đáp ứng được các điều kiện sau:
(1) Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
(2) Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
(3) Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.
Trường hợp đã đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì cá nhân tiến hành nộp hồ sơ đề nghị đăng ký tạm trú theo Điều 28 Luật Cư trú 2020, cụ thể:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú. Trong hồ sơ đăng ký tạm trú cần có những giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (các giấy tờ được quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan đăng ký cư trú khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú sẽ tiến hành kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Đồng thời, cơ quan đăng ký cũng sẽ thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
Trong trường từ chối đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ksy cư tú sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đăng ký..
Lưu ý: Đối với trường hợp hết thời hạn đăng ký tạm trú thì cá nhân thực hiện gia hạn như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
- Hồ sơ, thủ tục gia hạn tạm trú thực hiện theo quy định như khi đăng ký tạm trú.
- Sau khi thẩm định hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về thời hạn tạm trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.
- Trường hợp từ chối đăng ký gia hạn tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?