Đơn xin việc là đơn như thế nào? Người lao động có thể nộp đơn xin việc ở đâu theo quy định pháp luật?
Đơn xin việc là gì?
Đơn xin việc là một tài liệu mà ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng để bày tỏ nguyện vọng xin việc làm tại một công ty hoặc tổ chức nào đó. Đơn thường bao gồm các thông tin cơ bản như:
- Thông tin cá nhân: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email.
- Mục tiêu nghề nghiệp: Lý do ứng viên muốn xin việc và mong muốn của họ trong công việc.
- Trình độ học vấn: Thông tin về bằng cấp, trường học đã theo học.
- Kinh nghiệm làm việc: Những công việc đã từng làm, kỹ năng và thành tựu đạt được.
- Tính cách và kỹ năng: Những phẩm chất cá nhân và kỹ năng chuyên môn phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Đơn xin việc thường được viết kèm với sơ yếu lý lịch (CV) và cần được trình bày rõ ràng, chuyên nghiệp để gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ quy định tại Điều 9 Bộ luật Lao động 2019 thì việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
Người lao động có thể tham khảo các mẫu đơn xin việc sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin việc làm (Mẫu số 1)
TẢI VỀ Mẫu đơn xin việc làm (Mẫu số 2)
TẢI VỀ Mẫu đơn xin việc làm (Mẫu viết tay)
Lưu ý: Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo
Đơn xin việc là đơn như thế nào? Người lao động có thể nộp đơn xin việc ở đâu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Người lao động có thể nộp đơn xin việc ở đâu?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về quyền của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
...
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 về quyền làm việc của người lao động như sau:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Và căn cứ quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
Đối chiếu với các quy định trên, có thể thấy người lao động được tự do lựa chọn nơi làm việc (bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm) thông qua việc trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo đó, người lao động có thể nộp đơn xin việc ở nhiều nơi khác nhau, tùy thuộc vào cách mà nhà tuyển dụng tổ chức tuyển dụng và nhu cầu làm việc của người lao động.
Thông thường thì người lao động nộp đơn xin việc qua các cách sau:
- Nộp trực tiếp: Người lao động có thể đến văn phòng của công ty và nộp đơn trực tiếp cho bộ phận nhân sự.
- Gửi qua email: Nhiều công ty yêu cầu ứng viên gửi đơn xin việc và CV qua email. Thông tin liên hệ thường được ghi trên thông báo tuyển dụng.
- Thông qua website tuyển dụng: Nhiều công ty đăng tuyển trên các trang web tìm việc. Ứng viên có thể nộp đơn trực tiếp trên các nền tảng này.
- Mạng xã hội chuyên nghiệp: Một số người lao động sử dụng các nền tảng như LinkedIn để nộp đơn xin việc.
- Thông qua người quen: Nếu có người trong công ty, ứng viên có thể nhờ họ chuyển đơn xin việc đến bộ phận tuyển dụng.
Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công ty, ứng viên nên kiểm tra kỹ hướng dẫn nộp đơn để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình.
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019, thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định cụ thể như sau:
(1) Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
(2) Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
(3) Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện đúng không?
- Cán bộ năng động sáng tạo dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm có gồm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày nào? Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?