Đơn xin thôi không giám định pháp y tâm thần nữa gửi về đâu? Thời gian thực hiện như thế nào, tầm bao lâu thì được xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần?
- Trường hợp nào thì miễn nhiệm giám định tư pháp?
- Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những giấy tờ gì?
- Đơn xin thôi không giám định pháp y tâm thần nữa gửi về đâu?
- Thời gian thực hiện như thế nào, tầm bao lâu thì được xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần?
Trường hợp nào thì miễn nhiệm giám định tư pháp?
Theo khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
- Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
+ Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
+ Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
+ Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp;
+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
+ Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động.
Theo đó, trường hợp bạn muốn thôi việc thuộc trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Tải về mẫu thẻ giám định viên tư pháp mới nhất 2023: Tại Đây
Đơn xin thôi không giám định pháp y tâm thần nữa gửi về đâu?
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 6 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
...
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp
[...]
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
[...]”
Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
+ Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
+ Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Đơn xin thôi không giám định pháp y tâm thần nữa gửi về đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 6. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
[...]
2. Địa phương:
a) Công an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh, Bệnh viện Tâm thần tỉnh hoặc Bệnh viện Đa khoa tỉnh có Khoa Tâm thần đối với tỉnh chưa có Bệnh viện Tâm thần hoặc Trung tâm phòng chống bệnh xã hội xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi về Sở Y tế.
Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế có văn bản hướng dẫn đơn vị hoặc cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
[...]”
Theo đó, trường hợp giám định viên tư pháp thôi việc sẽ thuộc trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp, do đó cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ đó là Sở y tế.
Thời gian thực hiện như thế nào, tầm bao lâu thì được xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y tâm thần?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 6. Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
[...]
2. Địa phương:
[...]
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
[...]”
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?