Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có nghĩa vụ gì trong bảo mật và an toàn thông tin mạng?
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có nghĩa vụ gì trong bảo mật và an toàn thông tin mạng?
- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu phải thực hiện chốt công nợ trong thời hạn bao lâu?
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP thì Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;
- Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
- Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có nghĩa vụ gì trong bảo mật và an toàn thông tin mạng? (Hình từ Internet)
Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có nghĩa vụ gì trong bảo mật và an toàn thông tin mạng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Bảo mật và an toàn thông tin mạng
1. Quyền từ chối cung cấp thông tin
Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông, đơn vị vận hành thu có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin về chủ phương tiện, giao dịch và của chủ phương tiện, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của chủ tài khoản giao thông.
2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin
Đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông, đơn vị vận hành thu có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ phương tiện, giao dịch của chủ phương tiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. An toàn thông tin mạng
Đơn vị quản lý Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông, đơn vị quản lý thu có trách nhiệm bảo vệ hệ thống thông tin của hệ thống thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nghĩa vụ của đơn vị vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ có nghĩa vụ gì trong bảo mật và an toàn thông tin mạng như sau:
- Giữ bí mật các thông tin liên quan đến chủ phương tiện, giao dịch của chủ phương tiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bảo vệ hệ thống thông tin của hệ thống thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử.
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu phải thực hiện chốt công nợ trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ
1. Đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Hằng ngày, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ thực hiện đối soát doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ theo khung thời gian từ 00h00 đến 24h00 (thời điểm chốt số liệu) với đơn vị vận hành thu để làm cơ sở cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ hoàn trả doanh thu thu tiền sử dụng đường bộ cho đơn vị quản lý thu.
b) Hằng tháng, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu thực hiện đối soát và chốt công nợ trước ngày 05 của tháng liền kề hoặc thời điểm khác do các bên thỏa thuận.
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu thực hiện chốt công nợ và quyết toán cho năm liền trước đó.
2. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ xây dựng quy trình nghiệp vụ quy định thời gian bù trừ, thanh toán, việc tra soát, đối chiếu dữ liệu, bảo đảm thực hiện quyết toán kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các bên có liên quan.
...
Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ và Đơn vị quản lý thu phải thực hiện chốt công nợ trong trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc mỗi năm tài chính, đồng thời thực hiện quyết toán cho năm liền trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể là mẫu nào? Tải về mẫu bản đăng ký thi đua khen thưởng?
- Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam thiết kế đơn giản, đẹp? Tuyên truyền ý nghĩa Ngày 20 11 như thế nào?
- Miss Universe là cuộc thi hoa hậu gì? Trong một năm được tổ chức tối đa bao nhiêu cuộc thi hoa hậu?
- Mẫu giấy mời 20 11 dự Lễ tri ân thầy cô kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024 như thế nào?
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam theo quy định hiện nay?