Đơn vị thường trực tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nào? Trường hợp nào được từ chối tiếp công dân?
Đơn vị thường trực tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nào?
Đơn vị thường trực tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại tiểu mục 1 Mục VI Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Bộ phận thường trực tiếp công dân
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực tiếp công dân.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
3.1. Lịch tiếp công dân thường xuyên
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần
- Sáng: Từ 8.00 giờ đến 12.00 giờ;
- Chiều: Từ 13.00 giờ đến 17.00 giờ;
3.2. Những ngày không tiếp công dân
Thứ Bảy, Chủ nhật và các Ngày lễ theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, đơn vị thường trực tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đơn vị thường trực tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được từ chối tiếp công dân trong những trường hợp nào?
Những trường hợp được từ chối tiếp công dân được quy định tại Mục IV Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TỪ CHỐI TIẾP CÔNG DÂN
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quyền từ chối tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:
(1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
(3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
(4) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Công dân khi đến khiếu nại, tố cáo tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có những quyền gì?
Quyền của công dân khi đến khiếu nại, tố cáo được quy định tại Mục I Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
2. Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
3. Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
4. Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
5. Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, theo quy định, công dân khi đến khiếu nại, tố cáo tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các quyền sau đây:
(1) Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
(2) Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
(3) Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
(4) Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
(5) Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
(6) Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?