Đơn vị thể chế áp dụng trong thống kê là gì? Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia khi nào?
Đơn vị thể chế áp dụng trong thống kê là gì?
Đơn vị thể chế áp dụng trong thống kê được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Đơn vị thể chế áp dụng trong thống kê (viết gọn là đơn vị thể chế) là một thực thể kinh tế có quyền sở hữu hàng hóa hoặc tài sản, có khả năng phát sinh nghĩa vụ nợ và tham gia các hoạt động, các giao dịch kinh tế với các thực thể kinh tế khác.
Đơn vị thể chế thường có các thuộc tính chủ yếu sau:
(i) có quyền sở hữu hàng hóa hoặc tài sản, có thể trao đổi quyền sở hữu hàng hóa, tài sản đó thông qua các hoạt động giao dịch với các đơn vị thể chế khác;
(ii) có quyền đưa ra các quyết định kinh tế, tham gia vào các hoạt động kinh tế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động kinh tế của mình;
(iii) có khả năng phát sinh nghĩa vụ nợ, thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và tham gia vào các hợp đồng kinh tế;
(iv) có hệ thống tài khoản kế toán hoàn chỉnh hoặc có khả năng lập các tài khoản kế toán nếu được yêu cầu.
Đơn vị thể chế áp dụng trong thống kê là gì? (Hình từ Internet)
Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia khi nào?
Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia khi nào, thì theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI
1. Một số khái niệm
1.1. Thường trú
Một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.
Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở, có địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, cam kết tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch kinh tế trong thời gian nhất định (thường trên một năm).
Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của Nhà nước mà ở đó cư dân, hàng hóa, tài sản và vốn được tự do lưu thông. Những quốc gia có biển, lãnh thổ kinh tế còn bao gồm các hòn đảo thuộc quốc gia đó và chịu sự điều chỉnh của những chính sách tài khóa và tiền tệ như trong đất liền. Cụ thể, lãnh thổ kinh tế của một quốc gia bao gồm:
(i) Vùng đất, vùng trời, thềm lục địa nằm trong lãnh hải quốc tế mà quốc gia có quyền bất khả xâm phạm trong khai thác cá và các tài nguyên;
(ii) Lãnh thổ quốc gia ở nước ngoài sử dụng cho mục đích ngoại giao (đại sứ quán, lãnh sứ quán), mục đích quân sự (căn cứ quân sự), nghiên cứu khoa học (trạm nghiên cứu khoa học)...
Một đơn vị thể chế chỉ thường trú trên một và chỉ một lãnh thổ kinh tế được xác định bởi trung tâm lợi ích kinh tế chiếm ưu thế của đơn vị đó.
Một số trường hợp sau được coi là thường trú của Việt Nam:
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, trạm nghiên cứu, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức này và cá nhân đi theo họ;
- Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng;
- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;
- Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
...
Theo đó, một đơn vị thể chế được gọi là thường trú của một quốc gia nếu đơn vị đó có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.
Một đơn vị thể chế được gọi là có trung tâm lợi ích kinh tế trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia nếu đơn vị đó có trụ sở, có địa điểm sản xuất kinh doanh hoặc nhà cửa trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, cam kết tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch kinh tế trong thời gian nhất định (thường trên một năm).
Để phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế thì cần dựa trên những nguyên tắc nào?
Để phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế thì cần dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Mục 2 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Việc phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế phù hợp được căn cứ vào các nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế;
- Những đơn vị thể chế có cùng chức năng, lĩnh vực hoạt động thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế;
- Những đơn vị thể chế có nhiều chức năng hoạt động khác nhau thì căn cứ vào chức năng hoạt động chính để xếp vào khu vực thể chế tương ứng;
- Những đơn vị thể chế có cùng tính chất về nguồn tài chính sử dụng cho hoạt động kinh tế thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?