Đơn vị sự nghiệp thể thao là gì? Ai có thẩm quyền thành lập và cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao?
Đơn vị sự nghiệp thể thao là gì?
Theo đó căn cứ tại Điều 15 Nghị định 112/2007/NĐ-CP quy định về đơn vị sự nghiệp thể thao như sau:
Đơn vị sự nghiệp thể thao
1. Đơn vị sự nghiệp thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao công lập và cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập.
2. Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập
a) Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật;
b) Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao công lập thực hiện theo Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ;
c) Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
3. Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập
a) Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư thành lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định của pháp luật liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Đơn vị sự nghiệp thể thao sẽ bao gồm: Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập và cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập.
Đơn vị sự nghiệp thể thao (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thành lập và cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Thể dục thể thao 2006 và khoản 3 Điều 2 Luật số 26/2018/QH14 như sau:
Đơn vị sự nghiệp thể thao
1. Đơn vị sự nghiệp thể thao được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên quốc gia;
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trực thuộc;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trên địa bàn.
Theo quy định trên có thể thấy rằng thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao sẽ thuộc về:
+ Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên quốc gia;
+ Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trực thuộc;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trên địa bàn.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp là các chức vụ có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao.
Đơn vị sự nghiệp thể thao bị đình chỉ hoạt động khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Thể dục thể thao 2006 về đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao như sau:
Đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao
1. Đơn vị sự nghiệp thể thao bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ;
b) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn;
c) Vi phạm quy định về quản lý tài chính.
2. Đơn vị sự nghiệp thể thao bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày bị đình chỉ;
b) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao.
3. Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp thể thao bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong những trường hợp:
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ;
+ Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn;
+ Vi phạm quy định về quản lý tài chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?