Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết có phải thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết có phải thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hay không?
- Tài sản công được sử dụng tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý thế nào?
- Có các chi phí hợp lý nào trong việc đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết?
Đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết có phải thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hay không?
Sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết (Hình từ Internet)
Về việc đánh giá lại tài sản công được quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau:
Thống kê, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại, báo cáo tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập
...
2. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Nâng cấp, mở rộng tài sản theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Giao, kiểm kê, điều chuyển tài sản mà tài sản đó chưa được hạch toán trên sổ kế toán;
d) Bán, thanh lý tài sản công;
đ) Tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, hoả hoạn hoặc nguyên nhân khác;
e) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
g) Xử lý tài sản công khi chuyển đổi mô hình hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Việc đánh giá lại giá trị tài sản công được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về kế toán và pháp luật có liên quan.
Theo đó trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết thì phải thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản.
Tài sản công được sử dụng tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý thế nào?
Tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trường hợp tài sản công của đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý như sau:
Sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích liên doanh, liên kết
...
6. Tài sản tham gia liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp công lập là quyền sử dụng đất, công trình sự nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết thuộc về Nhà nước. Đối với các tài sản khác sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với tài sản tham gia liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm a khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, đơn vị tiếp tục quản lý, sử dụng hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này;
b) Đối với tài sản liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết được xử lý theo nguyên tắc phần tài sản thuộc về mỗi bên được xác định tương ứng với giá trị tài sản hoặc vốn góp khi đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết;
c) Đối với các tài sản được hình thành thông qua hoạt động liên doanh, liên kết theo hình thức quy định tại điểm c khoản 4 Điều này, sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết, các tài sản này được chia cho các bên tham gia liên doanh, liên kết theo tỷ lệ đóng góp của mỗi bên; trường hợp không chia được bằng hiện vật thì thực hiện bán cho các bên còn lại trong liên doanh theo giá thị trường; trường hợp các bên liên doanh không mua thì thực hiện bán theo hình thức đấu giá;
d) Trường hợp các bên tham gia trong liên doanh, liên kết tự nguyện chuyển giao không bồi hoàn quyền sở hữu phần tài sản của mình cho Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Có các chi phí hợp lý nào trong việc đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định chi phí hợp lý có liên quan đến việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết gồm:
- Chi phí khấu hao tài sản cố định;
- Chi phí định giá, thẩm định giá, đấu giá tài sản;
- Chi phí quản lý, vận hành tài sản trong thời gian liên doanh, liên kết;
- Chi phí hợp lý khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?