Đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 có quy định đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
"1. Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)."
Đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 60/2021/NĐ-CP giải thích từ ngữ "cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công" như sau:
"1. “Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan."
Theo đó, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thể hiểu đơn giản là phạm vi, thẩm quyền quản lý, quyết định tài chính của mỗi đơn vị sự nghiệp công lập.
Chi thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về chi thường xuyên giao tự chủ như sau:
"Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 (phần được để lại để chi thường xuyên phục vụ công tác thu phí) và khoản 5 Điều 11 Nghị định này để chi thường xuyên. Một số nội dung chi được quy định như sau:
1. Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương [...]
2. Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường, khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3. Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý [...]
4. Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.
5. Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
6. Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
7. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có)."
Và căn cứ theo Điều 13 Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định về chi thường xuyên không giao tự chủ và chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ như sau:
"1. Chi thường xuyên không giao tự chủ bao gồm:
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước giao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật đối với từng nguồn kinh phí;
b) Chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn phục vụ công tác thu phí từ nguồn thu phí được để lại (phần được để lại chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ công tác thu phí);
c) Chi từ nguồn vay nợ, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
2. Chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Trường hợp đơn vị sự nghiệp công được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
3. Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về chế độ công tác phí nước ngoài, chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam."
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 13 nêu trên, trường hợp chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn phục vụ công tác thu phí từ nguồn thu phí được để lại sẽ không được giao tự chủ mà khoản chi này sẽ do đơn vị chủ quản của đơn vị sự nghiệp quyết định (phê duyệt dự toán).
Còn khoản chi mua sắm từ nguồn thu khác thì có thể tự chủ và quyết định theo dự toán năm của đơn vị.
Trong trường hợp của bạn thì khoản thu này không được giao tự chủ và người có thẩm quyền quyết định là đơn vị chủ quản của đơn vị sự nghiệp công lập. Nên thủ trưởng đơn vị bạn không có thẩm quyền quyết định khoản chi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?