Đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì đủ điều kiện để vay lại không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì đủ điều kiện để vay lại không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư thì tỷ lệ vay lại vốn vay ODA là bao nhiêu %?
- Nội dung thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những gì?
Đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì đủ điều kiện để vay lại không?
Điều kiện được vay lại vốn vay ODA được quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Điều kiện được vay lại
...
2. Đơn vị sự nghiệp công lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay và trả nợ theo quy định của pháp luật;
b) Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
c) Có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 38 của Luật này;
d) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại;
đ) Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì không đủ điều kiện để vay lại loại vốn vay này.
Đơn vị sự nghiệp công lập có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại vốn vay ODA thì đủ điều kiện để vay lại không? (Hình từ internet)
Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư thì tỷ lệ vay lại vốn vay ODA là bao nhiêu %?
Tỷ lệ vay lại vốn ODA của Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 97/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 79/2021/NĐ-CP như sau:
Tỷ lệ cho vay lại
...
2. Tỷ lệ cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.
c) Trường hợp áp dụng tỷ lệ cho vay lại khác cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này, trong quá trình xây dựng cơ chế tài chính đối với nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và bên vay lại, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan liên quan, trình Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ cho vay lại đối với từng trường hợp cụ thể nhưng không thấp hơn 10%.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ vay lại vốn ODA của Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư là 50%.
Nội dung thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những gì?
Nội dung thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 38 Luật Quản lý nợ công 2017 như sau:
Thẩm định cho vay lại
...
2. Thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được quy định như sau:
a) Bên vay lại gửi đề nghị thẩm định cùng hồ sơ chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các hồ sơ để thực hiện thẩm định cho vay lại;
b) Nội dung thẩm định bao gồm điều kiện được vay lại quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật này; năng lực tài chính của bên vay lại; phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ của bên vay lại; tài sản bảo đảm của bên vay lại; phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính; mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro;
c) Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện thẩm định các nội dung quy định tại điểm b khoản này; cho ý kiến về khả năng trả nợ và đề xuất điều kiện vay lại, mức dự phòng rủi ro cho vay lại áp dụng đối với bên vay lại;
d) Căn cứ báo cáo kết quả thẩm định và hồ sơ liên quan, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho vay lại.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nội dung thẩm định cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đối với đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
- Điều kiện được vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Quản lý nợ công 2017;
- Năng lực tài chính của bên vay lại;
- Phương án vay vốn, sử dụng vốn vay, doanh thu, chi phí, hiệu quả đầu tư;
- Khả năng trả nợ của bên vay lại;
- Tài sản bảo đảm của bên vay lại;
- Phương án quản lý, xử lý tài sản thế chấp; đánh giá các yếu tố phi tài chính;
- Mức độ rủi ro, giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?