Đơn vị nào thực hiện báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia theo nội dung được quy định?
Nội dung giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Giám sát
1. Nội dung giám sát
a) Giám sát tài chính bao gồm: giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Nhà máy, giám sát bảo toàn và phát triển vốn của Nhà máy, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Nhà máy theo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Nhà máy;
b) Giám sát hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng tại Nhà máy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Giám sát công tác tổ chức, chính sách quản lý người lao động, viên chức quản lý, tiền lương, thu nhập của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Căn cứ trên quy định nội dung giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với Nhà máy In tiền Quốc gia bao gồm:
- Giám sát tài chính bao gồm: giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Nhà máy, giám sát bảo toàn và phát triển vốn của Nhà máy, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Nhà máy theo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Nhà máy;
- Giám sát hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng tại Nhà máy theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Giám sát công tác tổ chức, chính sách quản lý người lao động, viên chức quản lý, tiền lương, thu nhập của Nhà máy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đơn vị nào thực hiện báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia theo nội dung được quy định?
Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định về công tác giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia như sau:
Giám sát
...
3. Báo cáo kết quả giám sát
a) Đơn vị báo cáo:
(i) Cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;
(ii) Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;
(iii) Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và tổng hợp báo cáo của các đơn vị, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc;
...
Căn cứ trên quy định các đơn vị thực hiện báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia theo nội dung được quy định, cụ thể:
- Cục Phát hành và Kho quỹ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;
- Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này gửi Vụ Tài chính - Kế toán;
- Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện báo cáo kết quả giám sát theo nội dung giám sát quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này và tổng hợp báo cáo của các đơn vị, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc;
Đơn vị nào thực hiện báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia theo nội dung được quy định? (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia được quy định thế nào?
Theo điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN quy định nội dung báo cáo kết quả giám sát đối với Nhà máy In tiền Quốc gia gồm:
- Đặc điểm, tình hình và thực trạng của Nhà máy trong kỳ báo cáo;
- Kết quả tự giám sát của Nhà máy và Báo cáo của Kiểm soát viên Nhà máy;
- Các tồn tại, kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, kiểm toán, thanh tra đối với Nhà máy;
- Kết quả giám sát Nhà máy của các đơn vị báo cáo quy định tại điểm a Khoản này;
- Các kiến nghị, giải pháp nhằm khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại (nếu có);
Ngoài ra, cũng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2016/TT-NHNN về thời hạn báo cáo như sau:
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Cục Phát hành và Kho quỹ, Vụ Tổ chức cán bộ gửi Vụ Tài chính - Kế toán báo cáo kết quả giám sát trước ngày 31 tháng 7 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 30 tháng 4 năm kế tiếp (đối với báo cáo năm);
- Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Vụ Tài chính - Kế toán trình Thống đốc gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan báo cáo giám sát của Ngân hàng Nhà nước kèm Báo cáo tự giám sát của Nhà máy và Báo cáo giám sát của Kiểm soát viên Nhà máy trước ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng), trước ngày 31 tháng 5 năm kế tiếp (đối với báo cáo năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?