Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
- Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
- Công tác thanh tra bao gồm những hoạt động nào?
- Đơn vị nào giúp Chánh Thanh tra VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Thanh tra VKSND cấp cao?
- Đơn vị nào giúp Chánh Thanh tra VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác hành chính và nội vụ của Thanh tra VKSND cấp cao?
Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Đơn vị có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ sau đây:
...
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao.
Theo đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Công tác thanh tra bao gồm những hoạt động nào?
Công tác thanh tra được giải thích theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
3. Công tác thanh tra bao gồm hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoạt động phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân.
Theo đó, công tác thanh tra bao gồm những hoạt động thanh tra, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và hoạt động phòng, chống tham nhũng trong Viện kiểm sát nhân dân.
Đơn vị nào có nhiệm vụ kiểm tra về nghiệp vụ công tác thanh tra đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? (Hình từ Internet)
Đơn vị nào giúp Chánh Thanh tra VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Thanh tra VKSND cấp cao?
Nhiệm vụ của Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2) được quy định tại Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ của Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2)
Giúp Chánh Thanh tra thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thực hiện thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Theo dõi, tổng hợp, xử lý thông tin về việc chấp hành kỷ luật nội vụ, công vụ, vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, người lao động; công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo địa bàn được phân công.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra và đề xuất các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
5. Thực hiện nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra phân công.
Theo đó, Phòng Thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (Phòng 2) giúp Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Đơn vị nào giúp Chánh Thanh tra VKSNDTC thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác hành chính và nội vụ của Thanh tra VKSND cấp cao?
Nhiệm vụ của Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3) được quy định tại Điều 14 Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kèm theo Quyết định 192/QĐ-VKSTC năm 2019 như sau:
Nhiệm vụ của Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3)
Giúp Chánh Thanh tra thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức thực hiện thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, của Viện kiểm sát nhân dân về công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, đạo đức, văn hóa giao tiếp khi thi hành công vụ và các công tác hành chính nội vụ khác thuộc nhiệm vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác hành chính và nội vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
3. Theo dõi, tổng hợp, xử lý thông tin về việc chấp hành kỷ luật nội vụ, công vụ, vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, người lao động; công tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo địa bàn được phân công.
4. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật công vụ, trật tự nội vụ của cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra và đề xuất các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra công tác hành chính, nội vụ.
6. Thực hiện nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác khi được Chánh Thanh tra phân công.
Theo đó, Phòng Thanh tra công tác hành chính, nội vụ (Phòng 3) giúp Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thanh tra công tác hành chính và nội vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?