Đơn vị muốn ký hợp đồng khoán việc với bảo vệ để không đóng BHXH được không? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất?
Hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động khác nhau thế nào?
Hợp đồng khoán việc và hợp đồng lao động là hai loại hợp đồng khác nhau và được điều chỉnh bởi những bộ luật khác nhau, cụ thể:
Tiêu chí | Hợp đồng khoán việc | Hợp đồng lao động |
Luật điều chỉnh | ||
Định nghĩa | Là loại hợp đồng nhằm hoàn thành một công việc nhất định với kết quả cụ thể, rõ ràng. | Là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019). |
Hình thức | Pháp luật không ràng buộc hình thức, có thể thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản. | Bắt buộc phải lập thành văn bản. Có thể giao kết bằng lời nói đối với trường hợp khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019. |
Nội dung | Có thể có các nội dung chủ yếu nêu tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015. Thông thường gồm các nội dung cơ bản sau: - Xác định rõ công việc được giao, kết quả công việc, giá trị hợp đồng. - Quy định về thời gian hoàn thành công việc. - Trách nhiệm của các bên. - Cách thức thanh toán. ... | Bắt buộc có các nội dung nêu tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 như: - Xác định vị trí công việc, thời gian làm việc, mức lương. - Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. - Điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế. - Quy định về kỷ luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động. ... |
Quyền lợi và nghĩa vụ | (i) Người nhận khoán việc: Tự chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện công việc, chi phí đầu tư, trang thiết bị, nguyên vật liệu. Nhận thù lao khi hoàn thành công việc theo hợp đồng. (ii) Bên giao khoán: Chỉ thanh toán thù lao khi nhận được kết quả công việc theo hợp đồng. Không chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện công việc của người nhận khoán. | (i) Người lao động (Điều 5 Bộ luật Lao động 2019): Được hưởng lương, thưởng, phụ cấp theo quy định của hợp đồng và pháp luật. Được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, nghỉ phép, lễ Tết. Có quyền tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp. (ii) Người sử dụng lao động (Điều 6 Bộ luật Lao động 2019): Có trách nhiệm tổ chức thực hiện công việc, bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động. Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp cho người lao động theo hợp đồng và pháp luật. Thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, nghỉ phép, lễ Tết cho người lao động. |
Đơn vị muốn ký hợp đồng khoán việc với bảo vệ để không đóng BHXH được không? Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất? (hình từ internet)
Đơn vị muốn ký hợp đồng khoán việc với bảo vệ để không đóng bảo hiểm xã hội thì có được hay không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định:
Các công việc thực hiện hợp đồng
1. Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:
a) Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
...
Căn cứ Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định:
Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng
1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
2. Điều kiện ký kết hợp đồng
a) Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập: Phải có nhu cầu ký kết hợp đồng thực hiện các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ: Phải đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, bảo đảm chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Đối với cá nhân: Phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ hoặc khoản 1 Điều 10 đối với trường hợp cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Nghị định này.
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
Từ các quy định trên có thể thấy hiện hành pháp luật không có quy định về loại hợp đồng khoán việc. Bản chất hợp đồng khoán việc là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng khoán việc sẽ là hợp đồng lao động khi nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên. Còn nếu không phải là hợp đồng lao động thì bản chất hợp đồng khoán việc là một dạng hợp đồng dịch vụ tuân thủ theo pháp luật về dân sự.
Đối với đơn vị sự nghiệp, việc ký kết hợp đồng với người làm công tác hỗ trợ, phục vụ (bảo vệ) thì được lựa chọn ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ. Tuy nhiên, hợp đồng dịch vụ thì thường áp dụng với các tổ chức là thương nhân (đã đăng ký kinh doanh), còn cá nhân thì không ký hợp đồng dịch vụ. Do đó, trong đơn vị sự nghiệp, nếu ký hợp đồng với cá nhân không kinh doanh để làm bảo vệ thì cần ký hợp đồng lao động. Khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì đơn vị vẫn phải đóng BHXH cho người lao động.
Vậy nên, theo Ban hỗ trợ, việc đơn vị đưa ý kiến ký hợp đồng khoán việc để không đóng BHXH là không khả thi.
Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 cũng như các văn bản liên quan không có hướng dẫn cụ thể về mẫu hợp đồng khoán việc. Do đó, anh có thể tham khảo mẫu hợp đồng khoán việc dưới đây:
Tải về Mẫu hợp đồng khoán việc mới nhất hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?