Đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm tài sản vào thời điểm nào khi mua sắm tập trung bằng cách ký thỏa thuận khung?
Đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm tài sản vào thời điểm nào khi mua sắm tập trung bằng cách ký thỏa thuận khung?
Căn cứ theo Điều 78 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định về thời điểm ký kết hợp đồng như sau:
Ký kết hợp đồng mua sắm tài sản
1. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo. Quá thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo, cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký Hợp đồng mua sắm tài sản thì không được phép mua sắm tài sản đó và bị thu hồi dự toán.
Trường hợp tại thời điểm ký hợp đồng mua sắm tài sản, giá thị trường của tài sản thấp hơn giá trúng thầu mua sắm tập trung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản đàm phán với nhà thầu để giảm giá cho phù hợp với giá thị trường.
Hợp đồng mua sắm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản được gửi 01 bản cho đơn vị mua sắm tập trung hoặc đăng nhập thông tin về Hợp đồng mua sắm tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, đơn vị mua sắm tập trung đàm phán, ký hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu được lựa chọn.
3. Hợp đồng mua sắm tài sản được lập thành văn bản theo Mẫu số 05a/TSC-MSTT, Mẫu số 05b/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định trên thì trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản ký Hợp đồng mua sắm tài sản với nhà thầu đã được đơn vị mua sắm tập trung ký thỏa thuận khung trong thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo.
Quá thời hạn do đơn vị mua sắm tập trung thông báo, cơ quan, tổ chức, đơn vị không ký Hợp đồng mua sắm tài sản thì không được phép mua sắm tài sản đó và bị thu hồi dự toán.
Đơn vị ký kết hợp đồng mua sắm tài sản vào thời điểm nào khi mua sắm tập trung bằng cách ký thỏa thuận khung? (Hình từ Internet)
Thanh toán tiền mua sắm tài sản trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung thế nào?
Căn cứ theo Điều 79 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn;
Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thanh toán tiền mua tài sản cho nhà thầu được lựa chọn trong trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền giao dự toán mua sắm cho đơn vị mua sắm tập trung.
Việc thanh toán tiền mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận khung và hợp đồng mua sắm tài sản đã ký với nhà thầu được lựa chọn.
Khi bàn giao tài sản có phải lập biên bản hay không?
Tại Điều 80 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Bàn giao, tiếp nhận tài sản
1. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa nhà thầu cung cấp tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản theo hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết.
2. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, căn cứ hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết, đơn vị mua sắm tập trung thông báo kế hoạch và thời gian bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản chậm nhất là 15 ngày trước ngày bàn giao.
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa ba bên (nhà thầu cung cấp tài sản, đơn vị mua sắm tập trung và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản). Địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản cần phải thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản và thực hiện tiết kiệm chi phí khi bàn giao, tiếp nhận tài sản.
3. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải lập thành Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản theo quy định tại Mẫu số 06/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan, gồm:
a) Hợp đồng mua sắm tài sản: 01 bản chính;
b) Hóa đơn bán hàng: 01 bản chính hoặc bản sao theo quy định;
c) Phiếu bảo hành: 01 bản chính;
d) Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng: 01 bản chính;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm tiếp nhận, kế toán, quản lý, sử dụng tài sản được trang bị theo quy định của pháp luật về kế toán, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này.
Theo đó khi bàn giao , tiếp nhận tài sản phải lập thành Biên bản nghiệm thu, bàn giao, tiếp nhận tài sản. Bên cạnh đó còn kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan, gồm:
- Hợp đồng mua sắm tài sản: 01 bản chính;
- Hóa đơn bán hàng: 01 bản chính hoặc bản sao theo quy định;
- Phiếu bảo hành: 01 bản chính;
- Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng: 01 bản chính;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?