Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học có phải xuất hóa đơn không?
- Đơn vị giáo dục nghề nghiệp có được nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học không?
- Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện thì được quản lý và sử dụng như thế nào?
- Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học có phải xuất hóa đơn không?
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp có được nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học không?
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp có được nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học không, thì theo Điều 28 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Phí và lệ phí 2015 như sau:
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Ngân sách nhà nước (nếu có).
2. Đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
3. Học phí.
4. Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
5. Tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
6. Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đơn vị giáo dục nghề nghiệp có thể nhận tiền tài trợ, viện trợ để tổ chức các sự kiện theo quy định.
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện thì được quản lý và sử dụng như thế nào?
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện thì được quản lý và sử dụng theo Điều 31 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 như sau:
Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp quản lý, sử dụng tài sản được hình thành từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản hình thành từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
4. Tài sản và đất đai được Nhà nước giao cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục quản lý và tài sản mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục được tài trợ, viện trợ, biếu, tặng, cho phải được sử dụng đúng mục đích, không chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, thanh tra việc quản lý và sử dụng đúng mục đích nguồn tài chính tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quản lý và sử dụng tài sản nhà nước của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, các nguồn từ thiện mà đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận là nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước do đó các đơn vị phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản hình thành từ các nguồn này.
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học có phải xuất hóa đơn không?
Đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học cho người theo học có phải xuất hóa đơn không, thì căn cứ Điều 4 Nghị Định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Căn cứ phần kết luận Công văn 18553/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về hóa đơn khi nhận tiền tài trợ do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP , đồng thời phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
...
Do đó, trường hợp của anh cung cấp là đơn vị giáo dục nghề nghiệp nhận tiền từ thiện để tổ chức sự kiện ra mắt khóa học trong trường hợp trên thì sẽ không cần phải xuất hóa đơn, nếu có phát sinh như nhận tiền tài trợ của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải lập hóa đơn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?