Đơn vị được kiểm toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán hay không?
Đơn vị sự nghiệp công lập có phải là đối tượng được kiểm toán theo quy định hay không?
Căn cứ theo Điều 55 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về đơn vị được kiểm toán cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp.
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan khác của Nhà nước ở địa phương.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Đơn vị quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia; quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng kinh phí, ngân quỹ nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp công lập.
- Tổ chức quản lý tài sản quốc gia.
- Ban quản lý dự án đầu tư có nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, khi cần thiết, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định lựa chọn mục tiêu, tiêu chí, nội dung và phương pháp kiểm toán phù hợp.
- Đơn vị nhận trợ giá, trợ cấp của Nhà nước, đơn vị có công nợ được Nhà nước bảo lãnh mà không phải là doanh nghiệp có quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước. Các đơn vị này có thể thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán; doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện việc kiểm toán theo chuẩn mực, quy trình kiểm toán nhà nước và gửi báo cáo kiểm toán cho Kiểm toán nhà nước.
- Cơ quan được giao quản lý, sử dụng nợ công.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đơn vị sự nghiệp công lập là đối tượng được kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán hay không? (Hình từ Internet)
Đơn vị được kiểm toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 có quy định về quyền của đơn vị được kiểm toán cụ thể như sau:
Quyền của đơn vị được kiểm toán
1. Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
4. Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5. Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đơn vị kiểm toán có các quyền theo quy định nêu trên, trong đó đơn vị được kiểm toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán.
Đơn vị được kiểm toán có bắt buộc phải ký biên bản kiểm toán hay không?
Theo quy định tại Điều 57 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có quy định về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán cụ thể như sau:
Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
5. Ký biên bản kiểm toán.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, đơn vị được kiểm toán cần tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định nêu trên. Theo đó, đơn vị được kiểm toán bắt buộc phải ký biên bản kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?