Đơn vị được kiểm toán cần thực hiện những điều gì khi Đoàn kiểm toán tới để thực hiện kiểm toán theo quyết định?
- Đơn vị được kiểm toán sẽ nhận được quyết định kiểm toán trong bao nhiêu ngày kể từ khi Tổng kiểm toán nhà nước ra quyết định?
- Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán những nội dung nào đối với đơn vị được kiểm toán?
- Đơn vị được kiểm toán cần thực hiện những điều gì khi Đoàn kiểm toán tới để thực hiện kiểm toán theo quyết định?
- Đơn vị được kiểm toán có những quyền gì trong việc thực hiện kiểm toán?
Đơn vị được kiểm toán sẽ nhận được quyết định kiểm toán trong bao nhiêu ngày kể từ khi Tổng kiểm toán nhà nước ra quyết định?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về quyết định kiểm toán như sau:
"Điều 31. Quyết định kiểm toán
1. Quyết định kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thực hiện cuộc kiểm toán;
b) Đơn vị được kiểm toán;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán;
d) Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán;
đ) Trưởng Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán.
2. Quyết định kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán chậm nhất là 03 ngày làm việc và phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký, trừ trường hợp kiểm toán đột xuất.
3. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu cần phải thay đổi nội dung, phạm vi, địa điểm, thời hạn kiểm toán và thành viên Đoàn kiểm toán thì Tổng Kiểm toán nhà nước phải quyết định bằng văn bản và gửi cho đơn vị được kiểm toán và các thành viên Đoàn kiểm toán theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó kể từ khi Tổng kiểm toán ra quyết định kiểm toán dựa trên những căn cứ để ban hành ra quyết định thì chậm nhất là 03 ngày làm việc quyết định sẽ được gửi tới cho đơn vị được kiểm toán và cả các thành viên Đoàn kiểm toán.
Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán những nội dung nào đối với đơn vị được kiểm toán?
Theo Điều 32 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về nộ dung kiểm toán như sau:
"Điều 32. Nội dung kiểm toán
1. Nội dung kiểm toán bao gồm:
a) Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán;
b) Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện;
c) Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán."
Đơn vị được kiểm toán cần thực hiện những điều gì khi Đoàn kiểm toán tới để thực hiện kiểm toán theo quyết định?
Đoàn kiểm toán
Tại Điều 57 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định về nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán phải thực hiện như sau:
"Điều 57. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán
1. Chấp hành quyết định kiểm toán.
2. Lập và gửi đầy đủ, kịp thời báo cáo tài chính, báo cáo tình hình thực hiện, quyết toán vốn, quản lý dự án đầu tư; kế hoạch thu, chi; báo cáo tình hình chấp hành và quyết toán ngân sách cho Kiểm toán nhà nước theo yêu cầu.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước yêu cầu liên quan đến nội dung kiểm toán.
5. Ký biên bản kiểm toán.
6. Thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; thực hiện biện pháp để khắc phục yếu kém trong hoạt động của mình theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện kết luận, kiến nghị đó cho Kiểm toán nhà nước."
Như vậy, đơn vị được kiểm toán cần lập và gửi đầy đủ, kịp thời các báo cáo cần được kiểm toán cho Đoàn kiểm toán; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước; trả lời và giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề do Đoàn kiểm toán yêu cầu; ký biên bản kiểm toán; thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Đơn vị được kiểm toán có những quyền gì trong việc thực hiện kiểm toán?
Căn cứ theo Điều 56 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định về quyền của đơn vị được kiểm toán như sau:
"Điều 56. Quyền của đơn vị được kiểm toán
1. Yêu cầu Đoàn kiểm toán xuất trình quyết định kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước xuất trình thẻ Kiểm toán viên nhà nước.
2. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán; đề nghị thay thế thành viên Đoàn kiểm toán khi có bằng chứng cho rằng thành viên đó không trung thực, khách quan trong khi làm nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu xét thấy chưa phù hợp.
4. Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5. Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5a. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
6. Yêu cầu Kiểm toán nhà nước bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật."
Bạn tham khảo các thông tin trên để biết được các thông tin chi tiết nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?