Đơn vị được giao tổ chức khai thác bảo trì tuyến đường cao tốc phải chi trả chi phí cứu hộ khi nào?
Đơn vị được giao tổ chức khai thác bảo trì tuyến đường cao tốc phải chi trả chi phí cứu hộ khi nào?
Đơn vị được giao tổ chức khai thác bảo trì tuyến đường cao tốc phải chi trả chi phí cứu hộ khi nào, thì theo quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 08/2015/TT-BGTVT như sau:
Quản lý chi phí cứu hộ trên đường cao tốc
1. Nội dung chi phí cứu hộ trên đường cao tốc bao gồm:
a) Bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông khu vực hiện trường;
b) Vận chuyển người trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định;
c) Bốc dỡ, vận chuyển, xếp hàng hóa trên phương tiện được cứu hộ đến nơi quy định;
d) Cẩu, dựng phương tiện, thiết bị được cứu hộ (nếu cần thiết);
đ) Vận chuyển phương tiện, thiết bị được cứu hộ đến nơi quy định;
e) Xác định mức độ, giá trị thiệt hại công trình đường cao tốc do phương tiện được cứu hộ gây ra;
g) Dọn dẹp, vệ sinh hiện trường sau cứu hộ;
h) Hỗ trợ cứu hộ (xác minh thông tin, mở và đóng các điểm quay đầu đổi chiều khẩn cấp trên dải phân cách giữa, cảnh báo đảm bảo an toàn giao thông).
2. Chi phí cứu hộ do người điều khiển phương tiện chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do người điều khiển phương tiện gây ra hoặc do tình trạng kỹ thuật của phương tiện gây ra (kể cả nguyên nhân do xếp, buộc hàng hóa sai quy định). Chi phí cứu hộ do đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến đường cao tốc chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác (không do lỗi của người điều khiển phương tiện).
3. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn, sự cố cần cứu hộ do đơn vị khai thác, bảo trì xác định. Trường hợp không đồng ý với nguyên nhân được đề xuất; người điều khiển phương tiện thỏa thuận với đơn vị khai thác, bảo trì lựa chọn tổ chức có chuyên môn phù hợp để xác định nguyên nhân. Chi phí xác định nguyên nhân được tính vào chi phí cứu hộ. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chi phí cứu hộ do đơn vị được giao tổ chức khai thác bảo trì hoặc chủ đầu tư tuyến đường cao tốc chi trả nếu nguyên nhân dẫn đến việc cần cứu hộ do hư hỏng của công trình đường cao tốc hoặc nguyên nhân khách quan khác (không do lỗi của người điều khiển phương tiện).
Đơn vị được giao tổ chức khai thác bảo trì tuyến đường cao tốc phải chi trả chi phí cứu hộ khi nào? (Hình từ Internet)
Khi tổ chức cứu hộ trên đường cao tốc thì yêu cầu cứu hộ phải có những nội dung nào?
Khi tổ chức cứu hộ trên đường cao tốc thì yêu cầu cứu hộ phải có những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 08/2015/TT-BGTVT như sau:
Trình tự tổ chức thực hiện cứu hộ trên đường cao tốc
1. Ngay sau khi nhận được thông tin đề nghị cứu hộ, đơn vị khai thác, bảo trì xác minh thông tin nếu cần thiết, trực tiếp tổ chức thực hiện cứu hộ hoặc gửi yêu cầu cứu hộ đến đơn vị cứu hộ. Yêu cầu cứu hộ bao gồm các nội dung:
a) Vị trí: lý trình, điểm vào đường cao tốc và hướng đi đến;
b) Đối tượng cứu hộ: số lượng, trọng lượng và loại hàng hóa; số lượng, loại và tình trạng phương tiện cần cứu hộ; số lượng người cần hỗ trợ cứu hộ;
c) Thời gian có mặt tại hiện trường và thời gian dự kiến hoàn thành cứu hộ;
d) Địa điểm tập kết của từng đối tượng cứu hộ.
2. Đơn vị khai thác, bảo trì phải điều động lực lượng đến ngay hiện trường phối hợp thực hiện việc sơ cấp cứu ban đầu, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ hiện trường, điều tiết giao thông phạm vi hiện trường cứu hộ theo quy định trong suốt thời gian thực hiện cứu hộ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì khi tổ chức cứu hộ trên đường cao tốc thì yêu cầu cứu hộ phải có những nội dung sau:
- Vị trí: lý trình, điểm vào đường cao tốc và hướng đi đến;
- Đối tượng cứu hộ: số lượng, trọng lượng và loại hàng hóa; số lượng, loại và tình trạng phương tiện cần cứu hộ; số lượng người cần hỗ trợ cứu hộ;
- Thời gian có mặt tại hiện trường và thời gian dự kiến hoàn thành cứu hộ;
- Địa điểm tập kết của từng đối tượng cứu hộ.
Người điều khiển phương tiện được cứu hộ trên đường cao tốc có trách nhiệm gì đối với việc cứu hộ?
Người điều khiển phương tiện được cứu hộ trên đường cao tốc có trách nhiệm gì đối với việc cứu hộ, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư 08/2015/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân
…
5. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện được cứu hộ:
a) Tuân thủ trình tự thực hiện cứu hộ quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Tự bảo quản hàng hóa (cả về số lượng, chất lượng) trong thời gian hàng hóa lưu tại địa điểm tập kết sau cứu hộ;
c) Chi trả các chi phí cứu hộ liên quan cho đơn vị khai thác, bảo trì.
…
Theo đó, đối với việc cứu hộ trên đường cao tốc thì người điều khiển phương tiện được cứu hộ có các trách nhiệm sau:
- Tuân thủ trình tự thực hiện cứu hộ quy định tại Điều 5 Thông tư này;
- Tự bảo quản hàng hóa (cả về số lượng, chất lượng) trong thời gian hàng hóa lưu tại địa điểm tập kết sau cứu hộ;
- Chi trả các chi phí cứu hộ liên quan cho đơn vị khai thác, bảo trì.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?