Đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia có trách nhiệm như thế nào trong việc chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ?
- Việc vận chuyển phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
- Đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia có trách nhiệm như thế nào trong việc chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ?
- Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ quản lý phao tròn thực hiện kiểm tra khi nhập kho theo các nội dung nào?
Việc vận chuyển phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2016/BTC về Phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:
QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
4.1. Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển có thùng chứa hàng được che mưa nắng và sạch sẽ;
- Trước khi xếp phao tròn lên xe hoặc đưa phao tròn xuống kê xếp vào kho, phải chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ vận chuyển, không được lôi kéo hàng hóa, tránh xây sát kiện phao tròn. Các kiện phao tròn xếp lên xe theo phương thẳng đứng và chằng buộc cẩn thận, không vận chuyển chung với hóa chất và các chất gây ảnh hưởng đến chất lượng phao tròn;
- Trong quá trình vận chuyển phao tròn phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định, đảm bảo an toàn phao tròn.
Như vậy, việc vận chuyển phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia được quy định.
Đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia có trách nhiệm như thế nào trong việc chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2016/BTC về Phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:
QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
...
4.2. Yêu cầu đối với vật tư, thiết bị, dụng cụ
Đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao tròn có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình trình nhập, bảo quản và xuất phao tròn gồm:
- Giá kê: Dùng để kê xếp phao tròn;
- Vật tư phục vụ nhập, xuất hàng: Giẻ lau, chổi, xà phòng, vải bạt Polypropylen (PP), thuốc xử lý côn trùng và sinh vật có hại; công cụ vận chuyển, kê xếp hàng, văn phòng phẩm;
- Vật tư dùng cho bảo quản: Chổi, giẻ lau, xà phòng, vải bạt Polypropylen (PP), thuốc xử lý côn trùng và sinh vật có hại, máy hút bụi (nếu có);
- Vật tư liên quan đến điện, nước: Dây điện, bóng điện thắp sáng trong và ngoài kho, điện dùng cho thiết bị bảo quản; nước phục vụ nhập, xuất, bảo quản và phòng cháy chữa cháy;
- Dụng cụ, thiết bị phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy.
Do đó, đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình trình nhập, bảo quản và xuất phao tròn.
Phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia (Hình từ Internet)
Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ quản lý phao tròn thực hiện kiểm tra khi nhập kho theo các nội dung nào?
Theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 05:2016/BTC về Phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia quy định như sau:
QUY ĐỊNH VỀ GIAO NHẬN VÀ BẢO QUẢN
...
4.3. Quy trình kiểm tra khi nhập kho
Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ quản lý phao tròn thực hiện kiểm tra khi nhập kho theo các nội dung sau:
4.3.1. Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
4.3.1.1. Giấy tờ do đơn vị cung cấp hàng cung cấp:
- Bản vẽ thiết kế;
- Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp (còn hiệu lực);
- Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô phao tròn phù hợp với Giấy chứng nhận kiểu sản phẩm công nghiệp; nội dung Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nêu rõ: Loại sản phẩm (ký mã hiệu nếu có), cơ sở chế tạo, công dụng, phạm vi sử dụng, năm chế tạo và các đặc tính kỹ thuật đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này. Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô hàng do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp;
- Phiếu bảo hành (hoặc văn bản cam kết bảo hành) của đơn vị cung cấp.
4.3.1.2. Giấy tờ do đơn vị dự trữ quốc gia phối hợp với đơn vị cung cấp hàng thực hiện:
- Biên bản kiểm tra hồ sơ kỹ thuật;
- Biên bản kiểm tra ngoại quan của lô hàng;
- Biên bản lấy mẫu đưa đi kiểm tra chất lượng và Biên bản bàn giao mẫu cho đơn vị kiểm tra chất lượng;
- Phiếu kết quả kiểm tra độ bền màu và vật liệu của vỏ bọc ngoài, vật liệu cốt, vật liệu và độ bền kéo đứt dây bám;
- Biên bản giao nhận và các tài liệu kèm theo.
4.3.2. Kiểm tra sản phẩm khi giao nhận
4.3.2.1. Kiểm tra bao gói
Mỗi phao tròn được đựng trong một túi màng nhựa Polyetylen (PE). Các túi đựng phải mới, sạch sẽ, không thủng rách và rộng hơn đường kính phao tròn. Mỗi kiện phao tròn gồm 5 chiếc đóng trong bao dệt bằng vật liệu Polypropylen (PP); bao phải mới nguyên, sạch, không bị xơ, thủng, nứt, miệng bao khâu chắc chắn, kín; phao ở trong không bị xộc xệch và đảm bảo mỹ thuật. Ngoài bao ghi: Kiểu sản phẩm, tên cơ sở chế tạo, năm chế tạo, số lượng phao tròn; các nội dung trên phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp cho lô hàng.
4.3.2.2. Kiểm tra số lượng: Số lượng phao tròn giao nhận phải phù hợp với số lượng phao tròn ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô phao tròn do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp. Tổng số phao tròn giao nhận đúng với số lượng trong hợp đồng đã ký.
4.3.2.3. Kiểm tra ngoại quan
Nội dung kiểm tra gồm:
4.3.2.3.1. Kiểm tra nhãn hiệu, bề mặt phao tròn
Bề mặt phao tròn phải trơn, nhẵn, không gây thương tích cho người sử dụng; vỏ phao tròn có màu da cam đồng nhất trong cùng lô hàng và không có sự chênh lệch màu khi kiểm tra bằng mắt thường.
Phao tròn được gắn nhãn hiệu theo quy định hiện hành và tối thiểu phải có các nội dung sau:
- Nhà chế tạo;
- Ký hiệu của phao;
- Số duyệt sản phẩm mẫu;
- Số lô;
- Ký hiệu tiêu chuẩn, Quy chuẩn;
- Tháng, năm chế tạo;
- Ấn chỉ và số kiểm tra của cơ quan Đăng kiểm Việt Nam.
Nhãn hiệu của phao tròn được gắn ở thân phao, chữ in rõ ràng bằng loại sơn hoặc mực không phai hoặc loại vật liệu tương đương.
Các nội dung trên phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp của lô hàng do cơ quan Đăng kiểm Việt Nam cấp.
4.3.2.3.2. Kiểm tra kích thước, khối lượng và các chi tiết kèm theo
- Các thông số kỹ thuật cơ bản của phao tròn phù hợp với yêu cầu theo quy định;
- Dây bám, vật liệu phản quang phải có đủ và đúng quy cách.
4.3.2.3.3. Nếu một trong số phao tròn kiểm tra theo quy định nêu trên không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra 50% số phao tròn trong lô hàng. Nếu sau hai lần kiểm tra không đạt thì đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản không chấp nhận lô hàng và yêu cầu đơn vị cung cấp thay thế lô hàng khác và kiểm tra lại theo quy định.
4.3.2.4. Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng phao tròn: Thực hiện theo quy định tại khoản 3.2, Mục 3 của Quy chuẩn này.
Như vậy, đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ quản lý phao tròn thực hiện kiểm tra khi nhập kho theo các nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?