Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm những đơn vị nào? Và phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
- Đơn vị nào tham gia thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo quy định hiện nay?
- Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm những đơn vị nào? Và phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
- Ai được giao trách nhiệm quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Đơn vị nào tham gia thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo quy định hiện nay?
Tại khoản 1 Điều 1 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2010/QĐ-TTg có quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình (sau đây gọi tắt là Đơn vị chủ trì), các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình, cơ quan quản lý Chương trình và cơ quan cấp kinh phí hỗ trợ.
Bên cạnh đó, về cụm từ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia bị thay thế bởi khoản 3 Điều 2 Quyết định 12/2019/QĐ-TTg thành Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại.
Dẫn đến Điều 4 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2010/QĐ-TTg quy định thì:
Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình
Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị tham gia thực hiện Chương trình được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.
Theo đó, hiện nay các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợp tác xã, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngoài ra được hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện theo quy định tại Quy chế này, chịu trách nhiệm nâng cao hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại mà đơn vị tham gia.
Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại gồm những đơn vị nào? Và phải đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Tại Điều 3 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2010/QĐ-TTg có nêu Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại bao gồm:
Các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ, phi Chính phủ, tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có Hiệp hội) có đề án xúc tiến thương mại đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và tiêu chí quy định tại Quy chế này và được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
Và Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình phải đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 3 Quy chế này sau đây:
Đơn vị chủ trì thực hiện Chương trình
...
2. Đơn vị chủ trì phải có đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện Chương trình;
c) Có chiến lược phát triển ngành hàng cụ thể trên thị trường mục tiêu;
d) Nắm rõ nhu cầu xúc tiến thương mại của doanh nghiệp;
đ) Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại.
e) Thực hiện Chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.
Ai được giao trách nhiệm quản lý Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại?
Tại Điều 5 Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 72/2010/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Quyết định 12/2019/QĐ-TTg quy định như sau:
- Bộ Công Thương là cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm quản lý Chương trình, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương phổ biến định hướng phát triển ngoại thương, thị trường trong nước và thương mại miền núi, biên giới và hải đảo theo chiến lược, quy hoạch và các Đề án phát triển ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hướng dẫn xây dựng đề án xúc tiến thương mại theo quy định tại Quy chế này;
+ Quy định tiêu chí đối với đề án xúc tiến thương mại phù hợp mục tiêu, yêu cầu của Chương trình;
+ Đánh giá, thẩm định, phê duyệt đề án để tổng hợp vào Chương trình;
+ Tổ chức triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các đề án thuộc Chương trình;
+ Quản lý kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia;
+ Tổng hợp đánh giá kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện Chương trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?