Đón nhận hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công do ai ký quyết định và người đón nhận khen thưởng phải đứng như thế nào?
- Đón nhận hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công do ai ký quyết định và người đón nhận khen thưởng phải đứng như thế nào?
- Tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Chiến công cần phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định?
- Trao hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công theo trình tự như thế nào?
Đón nhận hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công do ai ký quyết định và người đón nhận khen thưởng phải đứng như thế nào?
Tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua quy định tại Luật thi đua, khen thưởng được công bố, trao tặng và đón nhận theo quy định tại Nghị định này gồm:
a) Huân chương: “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh”, “Huân chương Độc lập”, “Huân chương Quân công”, “Huân chương Lao động”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”, “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Hữu nghị”;
...
Tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng
...
3. Đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua:
a) Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;
b) Đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;
c) Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;
d) Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.
...
Theo đó, đón nhận hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng.
Huân chương Chiến công (Hình từ Internet)
Tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Chiến công cần phải đảm bảo những yêu cầu nào theo quy định?
Cụ thể tại Điều 26 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu của việc tiến hành lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua
1. Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của ban, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ.
2. Không tổ chức riêng lễ trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Chỉ được tổ chức kết hợp trong lễ kỷ niệm ngày lễ lớn của đất nước, ngày thành lập, ngày truyền thống của ban, bộ, ngành, địa phương, đơn vị, hội nghị tổng kết theo chương trình cụ thể và thực hiện đúng quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp trao tặng hình thức khen thưởng đối với thành tích xuất sắc đột xuất và khen thưởng thành tích kháng chiến).
3. Chỉ công bố, trao tặng và đón nhận một lần đối với mỗi quyết định khen thưởng. Không tổ chức diễu hành hoặc đón rước từ cấp này, địa điểm này đến cấp khác, địa điểm khác.
4. Đại diện lãnh đạo tập thể được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua của tập thể. Cá nhân được khen thưởng trực tiếp đón nhận quyết định khen thưởng, hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua. Trường hợp truy tặng, đại diện gia đình của người được truy tặng nhận thay.
5. Trao tặng từ hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua từ thứ bậc cao đến thứ bậc thấp. Trường hợp cùng một hình thức khen thưởng thì trao tặng cho tập thể trước, cá nhân sau; trao tặng trước, truy tặng sau.
6. Trong khi công bố, trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua, người không có trách nhiệm không tặng hoa, không quay phim, chụp ảnh trên lễ đài.
Theo đó, tiến hành tổ chức lễ trao tặng, đón nhận Huân chương Chiến công phải đảm bảo những yêu cầu nêu trên.
Trao hình thức khen thưởng Huân chương Chiến công theo trình tự như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
- Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
- Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).
- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?