Đơn dự thầu của thành viên nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước bị coi là không hợp lệ khi thuộc những trường hợp nào?

Em ơi cho chị hỏi: Đơn dự thầu của thành viên trong thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước bị coi là không hợp lệ khi thuộc những trường hợp nào? Tổ chức xét thầu tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Gia Nhi đến từ Đà Nẵng.

Đơn dự thầu của thành viên nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước bị coi là không hợp lệ khi thuộc những trường hợp nào?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Đơn dự thầu không hợp lệ
Đơn dự thầu của thành viên bị coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Chữ ký điện tử của người đại diện thành viên trong đơn dự thầu không đúng.
2. Đơn dự thầu đặt nhiều mức lãi suất hơn so với quy định.
3. Lãi suất dự thầu không làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy.
4. Tổng khối lượng giấy tờ có giá ghi trong một đơn dự thầu dưới một tỷ đồng.
5. Thành viên bán giấy tờ có giá mà không có, hoặc không đủ giấy tờ có giá lưu ký theo quy định.
6. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá đăng ký bán ngắn hơn thời hạn mua, bán có kỳ hạn.
7. Giấy tờ có giá đăng ký bán không thuộc loại giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua/bán hoặc giấy tờ có giá đăng ký bán sau ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi, gốc giấy tờ có giá đáo hạn.
8. Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá đăng ký không đúng theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.
9. Khối lượng chi tiết của giấy tờ có giá mà các thành viên đăng ký bán không đúng với khối lượng chi tiết được lưu ký theo quy định Điểm d Khoản 1 Điều 10 Thông tư này (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua).
10. Khối lượng dự thầu vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước (trường hợp Ngân hàng Nhà nước thông báo khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước).
11. Các nội dung trong đơn dự thầu không được điền theo đúng quy định tại Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.

Như vậy đơn dự thầu của thành viên nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước bị coi là không hợp lệ khi thuộc một trong 11 trường hợp sau:

- Chữ ký điện tử của người đại diện thành viên trong đơn dự thầu không đúng.

- Đơn dự thầu đặt nhiều mức lãi suất hơn so với quy định.

- Lãi suất dự thầu không làm tròn đến 2 con số sau dấu phẩy.

- Tổng khối lượng giấy tờ có giá ghi trong một đơn dự thầu dưới một tỷ đồng.

- Thành viên bán giấy tờ có giá mà không có, hoặc không đủ giấy tờ có giá lưu ký theo quy định.

- Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá đăng ký bán ngắn hơn thời hạn mua, bán có kỳ hạn.

- Giấy tờ có giá đăng ký bán không thuộc loại giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà nước cần mua/bán hoặc giấy tờ có giá đăng ký bán sau ngày đăng ký cuối cùng thanh toán lãi, gốc giấy tờ có giá đáo hạn.

- Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá đăng ký không đúng theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước.

- Khối lượng chi tiết của giấy tờ có giá mà các thành viên đăng ký bán không đúng với khối lượng chi tiết được lưu ký theo quy định Điểm d Khoản 1 Điều 10 Thông tư này (trường hợp Ngân hàng Nhà nước mua).

- Khối lượng dự thầu vượt quá khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước (trường hợp Ngân hàng Nhà nước thông báo khối lượng giấy tờ có giá cần mua hoặc bán của Ngân hàng Nhà nước).

- Các nội dung trong đơn dự thầu không được điền theo đúng quy định tại Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.

Thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước

Thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước (Hình từ Internet)

Tổ chức xét thầu tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Tổ chức xét thầu
1. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) tổ chức xét thầu theo nội dung thông báo mua, bán giấy tờ có giá của từng phiên đấu thầu, quy định tại Thông tư này và Quy trình nghiệp vụ thị trường mở.
2. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) không thực hiện xét thầu đối với các đơn dự thầu không hợp lệ theo quy định tại Điều 17 và thông báo cho thành viên có đơn dự thầu không hợp lệ khi kết thúc phiên đấu thầu.

Như vậy tổ chức xét thầu tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước được quy định như trên.

Thông báo kết quả đấu thầu tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 42/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Thông báo kết quả đấu thầu
1. Ngay trong ngày đấu thầu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo kết quả đấu thầu cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính gồm một số nội dung cơ bản sau:
a) Ngày đấu thầu;
b) Khối lượng trúng thầu;
c) Khối lượng không trúng thầu;
d) Ngày mua/bán lại (trường hợp mua, bán có kỳ hạn);
đ) Lãi suất trúng thầu;
e) Số tiền thanh toán.
2. Thông báo kết quả đấu thầu là căn cứ để thực hiện việc thanh toán và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn, đồng thời là căn cứ để lập Hợp đồng cụ thể trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn.

Như vậy thông báo kết quả đấu thầu tại thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước cho từng thành viên tham gia đấu thầu qua mạng máy tính gồm những nội dung như trên.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
630 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào