Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Sinh viên đang học ngành nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ thì có được giảm học phí?
Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì?
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan không có quy định về đờn ca tài tử Nam Bộ là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật âm nhạc truyền thống của Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ 19 và phát triển mạnh mẽ ở vùng Nam Bộ.
Đây là sự kết hợp tinh tế giữa nhạc khí (đờn) và ca (hát), được tạo ra từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và kết hợp với các làn điệu dân ca ngọt ngào, sâu lắng của các địa phương, vùng, miền khác nhau của người dân Nam Bộ.
Người dân thực hiện đờn ca trong một không gian nghệ thuật tự do, phiêu lãng, thể hiện tâm hồn và cảm xúc của người dân Nam Bộ. Đờn ca tài tử không chỉ là một hình thức giải trí mà còn mang giá trị văn hóa sâu sắc, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân miền sông nước.
Các loại nhạc cụ tiêu biểu trong đờn ca tài tử Nam Bộ có thể bắt gặp bao gồm:
- Đàn kìm (đàn nguyệt): Đàn kìm có hình dạng tròn, giống như mặt trăng, với cần đàn dài và 2 dây.
- Đàn tranh: Đàn tranh là nhạc cụ có hình hộp dài, với từ 16 đến 21 dây.
- Đàn cò (đàn nhị): Đàn cò là một nhạc cụ dây kéo, có cần đàn dài và chỉ có hai dây.
- Đàn tỳ bà: Đàn tỳ bà có thân đàn hình quả lê, với bốn dây và cần đàn ngắn.
- Đàn bầu: Đàn bầu là nhạc cụ một dây rất đặc biệt, sử dụng nguyên tắc cộng hưởng âm thanh.
- Ghi-ta phím lõm: Đây là phiên bản cải biên từ ghi-ta phương Tây, với đặc trưng là phím đàn được khoét lõm để tạo điều kiện cho việc luyến láy các nốt nhạc.
- Sáo trúc: Sáo trúc là một nhạc cụ thổi, làm từ tre hoặc trúc
- Song lang: Song lang là một loại nhạc cụ gõ, đóng vai trò nhịp nhàng, giúp giữ nhịp cho toàn bộ dàn nhạc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì? Sinh viên đang học ngành nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ thì có được giảm học phí? (Hình từ Internet)
Sinh viên đang học ngành nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ thì có được giảm học phí?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
...
Theo đó, sinh viên đang theo học ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật gồm đờn ca tài tử Nam Bộ thì sẽ được giảm 70% học phí khi theo học.
Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được quy định như sau:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp (hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả) cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở;
- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh; sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn;
- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;
- Kho bạc Nhà nước căn cứ:
+ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó ghi rõ dự toán kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập);
+ chứng từ chuyển tiền; thực hiện tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền), Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; sau khi chi trả thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tôn giáo có phải là người sử dụng đất? Có chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất do cơ sở tôn giáo sử dụng không?
- Một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tài trợ vốn tối đa bao nhiêu lần?
- Người nộp thuế lưu ý 04 trường hợp được phép khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
- Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong những trường hợp nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký gồm những gì?
- Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?