Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là gì? Những trường hợp nào được áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ?
Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 giải thích về Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. "Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
...
Căn cứ trên quy định Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
Những trường hợp nào được áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ?
Theo Điều 15 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định những trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ như sau:
Trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Căn cứ quy định trên thì Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ trong các trường hợp sau:
- Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ;
- Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ;
- Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ đối với Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Những trường hợp nào được áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ?
Theo Điều 17 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định ngoại lệ về Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ như sau:
Ngoại lệ về Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
1. Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
2. Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
3. Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
4. Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.
Căn cứ quy định trên thì Nhà nước Việt Nam không áp dụng Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ đối với:
- Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
- Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
- Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
- Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.
Bên cạnh đó, theo Điều 5 Pháp lệnh Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002 quy định ngoại lệ chung về Đối xử quốc gia như sau:
Ngoại lệ chung
1. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
2. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?