Đối với thực phẩm bao gói sẵn chỉ có một thành phần thì khi ghi nhãn có phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm không?
- Tên của thực phẩm bao gói sẵn được thể hiện trên nhãn sản phẩm như thế nào?
- Đối với thực phẩm bao gói sẵn chỉ có một thành phần thì khi ghi nhãn có phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm không?
- Khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn thì nội dung về khối lượng tịnh của sản phẩm sẽ dùng đơn vị đo lường nào?
Tên của thực phẩm bao gói sẵn được thể hiện trên nhãn sản phẩm như thế nào?
Thực phẩm bao gói sẵn (Hình từ Internet)
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, quy định về ghi tên sản phẩm như sau:
Tên của thực phẩm
4.1.1. Tên gọi của thực phẩm bao gói sẵn phải thể hiện đúng bản chất thực của nó và thường phải cụ thể và không được trừu tượng:
4.1.1.1. Trong trường hợp một thực phẩm cụ thể có một hay nhiều tên gọi đã được xác định trong các tiêu chuẩn tương ứng, phải sử dụng ít nhất một trong các tên đó.
4.1.1.2. Trong các trường hợp khác, phải sử dụng tên gọi do cơ quan có thẩm quyền quy định.
4.1.1.3. Trường hợp tên gọi chưa xác định hoặc chưa được quy định, có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo một thuật ngữ mô tả thích hợp để không gây hiểu nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
4.1.1.4. Có thể sử dụng "tên tự đặt", "tên trừu tượng", "tên thông dụng" hay "thương hiệu", miễn là phải kèm theo tên gọi như đã quy định trong các điều từ 4.1.1.1 đến 4.1.1.3 của tiêu chuẩn này.
4.1.2. Phải ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm những từ hoặc cụm từ bổ sung cần thiết nhằm xác định về bản chất thực và tình trạng vật lý của thực phẩm, kể cả môi trường bao gói, loại, phương pháp và điều kiện xử lý thực phẩm; ví dụ: sấy khô, cô đặc, hoàn nguyên, xông khói… để tránh gây hiểm nhầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
Đối với thực phẩm bao gói sẵn chỉ có một thành phần thì khi ghi nhãn có phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm không?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) quy định về ghi danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn như sau:
Danh mục các thành phần
4.2.1. Phải công bố danh mục các thành phần trên nhãn, trừ khi thực phẩm chỉ có một thành phần.
4.2.1.1. Danh mục các thành phần phải được đưa lên phần đầu hoặc phía trước bằng một tiêu đề thích hợp bao hàm thuật ngữ "thành phần".
4.2.1.2. Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần theo tỷ lệ khối lượng tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.
4.2.1.3. Khi công bố một thành phần phức hợp mà bản thân nó gồm hai hoặc nhiều thành phần cấu thành thì cần ghi kèm theo các thành phần cấu thành đó, đặt trong dấu ngoặc đơn và ở sát ngay với thành phần phức hợp tương ứng, theo thứ tự giảm dần về tỷ lệ khối lượng. Trường hợp thành phần phức hợp có tên gọi xác định (trong một tiêu chuẩn tương ứng hay một văn bản pháp quy khác) nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5 % khối lượng thực phẩm thì không nhất thiết phải ghi nhãn những thành phần cấu thành, trừ khi chúng là các phụ gia thực phẩm góp phần tạo nên tính chất công nghệ của thành phẩm.
4.2.1.4. Phải công bố các thực phẩm và thành phần được coi là "nhạy cảm" sau đây 2):
- ngũ cốc chứa gluten: nghĩa là lúa mỳ, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, lúa mì và các dòng lai hay sản phẩm của chúng;
- loài giáp xác và sản phẩm của nó;
- trứng và sản phẩm trứng;
- cá và sản phẩm cá;
- lạc, đậu tương và sản phẩm của chúng;
- sữa và sản phẩm sữa (bao gồm cả lactose);
- các hạt của cây và sản phẩm của chúng;
- sulfit có hàm lượng từ 10 mg/kg trở lên.
...
Theo đó đối với sản phẩm là thực phẩm bao gói sẵn trường hợp chỉ có một thành phần sẽ không phải thực hiện công bố danh mục các thành phần trên nhãn sản phẩm.
Khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn thì nội dung về khối lượng tịnh của sản phẩm sẽ dùng đơn vị đo lường nào?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, Sửa đổi 2010) quy định việc ghi nhãn về khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước như sau:
Khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước
4.3.1. Phải công bố khối lượng tịnh trên nhãn theo hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI) 3).
4.3.2. Phải công bố hàm lượng tịnh theo phương thức sau:
a) theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng;
b) theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn;
c) theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt), bán lỏng.
4.3.3. Phải công bố khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước của thực phẩm được đóng gói trong môi trường chất lỏng kèm theo đơn vị đo khối lượng chất khô của thực phẩm. Môi trường chất lỏng trong trường hợp này có thể là nước, dung dịch đường hoặc muối, dấm và nước ép rau quả (trong rau quả đóng hộp) hoặc là hỗn hợp của các loại nói trên 4).
Theo đó khi ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn thì phải công bố khối lượng tịnh trên nhãn theo hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?