Đối với tem bưu chính kỷ niệm sự kiện thì thời gian phát hành lần đầu là tròn bao nhiêu năm diễn ra sự kiện?
Đề tài tem bưu chính kỷ niệm sự kiện bao gồm những đề tài nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định đề tài tem bưu chính kỷ niệm sự kiện như sau:
Đề tài tem bưu chính
1. Đề tài tem bưu chính kỷ niệm sự kiện
a) Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam hoặc của các dân tộc trên thế giới;
c) Có tính chất tiêu biểu, nổi bật trong từng thời kỳ, là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Việt Nam hoặc thế giới;
d) Mang đậm bản sắc dân tộc, có tính lịch sử, văn hóa, nghệ thuật;
2. Đề tài tem bưu chính kỷ niệm nhân vật
a) Anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; trong các phong trào giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ xã hội và hòa bình của Việt Nam và thế giới;
b) Nhà khoa học, nhà văn hóa tiêu biểu hoặc nhân vật tiêu biểu có đóng góp to lớn cho Việt Nam hoặc cho thế giới.
3. Đề tài tem bưu chính chuyên đề
a) Mang đậm bản sắc dân tộc, giá trị đạo đức, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam và thế giới;
b) Giới thiệu, quảng bá thành tựu phát triển đất nước, con người Việt Nam;
c) Tuyên truyền về chủ đề an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, kiến trúc, phong cảnh, động vật, thực vật và các chủ đề khác.
4. Đề tài tem bưu chính phổ thông
a) Tôn vinh các nhân vật của Việt Nam có tầm ảnh hưởng lớn, được thế giới công nhận;
b) Quảng bá giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng của đất nước, con người Việt Nam.
Đối chiếu quy định trên, đề tài tem bưu chính kỷ niệm sự kiện bao gồm những đề tài sau đây:
- Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam hoặc của các dân tộc trên thế giới;
- Có tính chất tiêu biểu, nổi bật trong từng thời kỳ, là mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu sự phát triển của Việt Nam hoặc thế giới;
- Mang đậm bản sắc dân tộc, có tính lịch sử, văn hóa, nghệ thuật;
Tem bưu chính kỷ niệm sự kiện (Hình từ Internet)
Đối với tem bưu chính kỷ niệm sự kiện thì thời gian phát hành lần đầu là tròn bao nhiêu năm diễn ra sự kiện?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định thời gian phát hành tem bưu chính như sau:
Thời gian phát hành tem bưu chính
1. Thời gian phát hành tem bưu chính kỷ niệm
a) Đối với tem bưu chính kỷ niệm sự kiện, thời gian phát hành lần đầu là tròn 50 năm diễn ra sự kiện và có bội số của 50 năm đối với các lần phát hành tiếp theo.
b) Đối với tem bưu chính kỷ niệm nhân vật, thời gian phát hành lần đầu là tròn 100 năm sinh hoặc năm mất của nhân vật và có bội số của 50 năm đối với các lần phát hành tiếp theo.
3. Thời gian phát hành tem bưu chính chuyên đề, tem bưu chính phổ Thông và tem bưu chính kỷ niệm trong trường hợp đặc biệt do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định.
Theo đó, đối với tem bưu chính kỷ niệm sự kiện, thời gian phát hành lần đầu là tròn 50 năm diễn ra sự kiện và có bội số của 50 năm đối với các lần phát hành tiếp theo.
Việc ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 25/2021/TT-BTTTT quy định ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm như sau:
Ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm
1. Chậm nhất 12 tháng trước ngày 01/01 của năm phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm.
2. Quyết định ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm gồm:
a) Tên bộ tem theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Phân loại tem;
c) Số mẫu của bộ tem, blốc tem (nếu có);
d) Ngày phát hành; thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng;
đ) Hình thức phát hành;
e) Các nội dung khác liên quan.
3. Tên bộ tem bưu chính
a) Tên bộ tem bưu chính kỷ niệm nhân vật của Việt Nam được sắp xếp theo thứ tự sau: Chữ “Kỷ niệm”, số năm kỷ niệm năm sinh hoặc năm mất của nhân vật được tôn vinh, danh xưng, tên nhân vật, năm sinh hoặc năm mất và năm kỷ niệm.
Ví dụ: Kỷ niệm 100 năm sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt (1922- 2022)
b) Tên bộ tem kỷ niệm nhân vật nước ngoài được sắp xếp theo thứ tự sau: Chữ “Kỷ niệm”, số năm kỷ niệm năm sinh hoặc năm mất của nhân vật được tôn vinh, tên nhân vật, năm sinh hoặc năm mất và năm kỷ niệm.
Ví dụ: Kỷ niệm 150 năm sinh Mahatma Gandhi (1869-2019)
c) Tên bộ tem bưu chính chuyên đề là tên đề tài được lựa chọn.
Ví dụ: Cầu dây văng Việt Nam
d) Tên bộ tem bưu chính phổ thông là tên đề tài được lựa chọn.
Ví dụ: Kiến trúc Việt Nam
Như vậy, việc ban hành Chương trình đề tài tem bưu chính hàng năm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?