Đối với nhà ở phục vụ tái định cư ở khu vực nông thôn có cần được xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất?
- Đối với nhà ở phục vụ tái định cư ở khu vực nông thôn có cần được xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất?
- Chủ đầu tư dự án nhà ở phục vụ tái định cư có được thay đổi thiết kế sau khi cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án bố trí tái định cư không?
- Đơn vị được giao bố trí tái định cư có cần ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án để thực hiện việc bố trí tái định cư không?
Đối với nhà ở phục vụ tái định cư ở khu vực nông thôn có cần được xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Nhà ở 2014 quy định về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư như sau:
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
b) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;
c) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó đối với khu vực nông thôn thì nhà ở phục vụ tái định cư phải có các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất.
Việc thiết kế, xây dựng các công trình phụ trợ này cần tuâ thủ theo Điều 20 Luật Nhà ở 2014.
Tái định cư khu vực nông thôn (Hình từ internet)
Chủ đầu tư dự án nhà ở phục vụ tái định cư có được thay đổi thiết kế sau khi cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án bố trí tái định cư không?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Nhà ở 2014 (sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công đầu tư 2020 quy định về việc quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư như sau:
Quản lý chất lượng nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Nhà ở và công trình xây dựng trong dự án chỉ được nghiệm thu nếu đáp ứng yêu cầu về thiết kế, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Chủ đầu tư dự án không được thay đổi thiết kế diện tích nhà ở và công trình phụ trợ (nếu có) để phục vụ tái định cư sau khi cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
...
Như vậy chủ đầu tư dự án nhà ở phục vụ tái định cư không được được thay đổi thiết kế sau khi cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt phương án bố trí tái định cư.
Đơn vị được giao bố trí tái định cư có cần ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án để thực hiện việc bố trí tái định cư không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư như sau:
Mua nhà ở thương mại và sử dụng nhà ở xã hội để phục vụ tái định cư
1. Đối với việc mua nhà ở thương mại để phục vụ tái định cư thì đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán hoặc ký hợp đồng đặt hàng mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư dự án để bố trí cho người được tái định cư theo quy định sau đây:
a) Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư thì người được bố trí tái định cư ký hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở với đơn vị này;
b) Trường hợp đơn vị được giao bố trí tái định cư ký hợp đồng đặt hàng mua nhà ở của chủ đầu tư thì người được bố trí tái định cư trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư trên cơ sở các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng mua nhà ở;
c) Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà ở quy định tại điểm a và điểm b khoản này, trừ trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Theo quy định trên thì đơn vị được giao bố trí tái định cư không nhất thiết phải ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư mà có thể lựa chọn hình thức ký hợp đồng đặt hàng mua nhà ở.
Lúc này người được bố trí tái định cư sẽ trực tiếp ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư trên cơ sở các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đặt hàng mua nhà ở.
Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà tái định cư, trừ trường hợp người mua, thuê mua nhà ở tự nguyện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?