Đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm có cần hộ khẩu tại địa phương không?
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi như thế nào?
- Xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm thế nào và có cần hộ khẩu tại địa phương không?
- Xin giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi có cần hộ khẩu tại địa phương không?
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 47/2014/NĐ-CP (Được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 4 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định:
Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 19 của Nghị định này khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền; hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Nghị định này (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông, lâm trường quốc doanh, của công ty nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi; diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 của Luật đất đai;
b) Mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.
Theo đó trường hợp người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất bị nhà nước thu hồi nếu được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và được hỗ trợ tìm kiếm việc làm bằng khoản tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi.
Diện tích được hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm thì đối với người trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì có cần hộ khẩu tại địa phương không? (Hình từ Internet)
Xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm thế nào và có cần hộ khẩu tại địa phương không?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định:
Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
...
2. Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
3. Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:
a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
b) Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;
c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
d) Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.
...
Để xác định hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị nhà nước thu hồi đất hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm sẽ dựa vào các tiêu chí trên.
Theo đó về mặt quy định thì không có yêu cầu hộ gia đình cá, nhân phải có hộ khẩu tại địa phương thì mới được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Đồng thời về hồ sơ, thủ tục cũng không quy định cụ thể hồ sơ, thủ tục để được hưởng khoản hỗ trợ này.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người tư vấn thì để được nhận hỗ trợ này thì có thể hộ gia đình, cá nhân phải xin giấy xác nhận trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp tại địa phương.
Xin giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất bị thu hồi có cần hộ khẩu tại địa phương không?
Căn cứ quy định tại Chương 1 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Việc xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 30 Điều 3 của Luật đất đai
Khi thực hiện thủ tục giao đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp theo quy định sau đây:
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đinh, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Theo quy định trên thì có thể thấy việc xác nhận trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp để được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ việc làm không cần hộ khẩu tại địa phương nơi có đất, mà có thể xin văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để xác định trong trường hợp không đăng ký hộ khẩu thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?