Đối với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì sau khi tổ chức lễ tưởng niệm các Vua Hùng có cần phải có báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm không?
- Mục đích ý nghĩa của nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) là gì?
- Đối với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì sau khi tổ chức lễ tưởng niệm các Vua Hùng có cần phải có báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm không?
- Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội như thế nào?
Mục đích ý nghĩa của nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) là gì?
Ngày nay, Giỗ tổ Hùng Vương hay còn được biết đến là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ.
Đây là một ngày lễ truyền thống lớn trên toàn nước, diễn ra vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm và mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Theo Mục 1 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 về nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành:
Thì mục đích ý nghĩa của nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương là:
Thứ nhất, thông qua nghi lễ tưởng niệm các Vua Hùng nhằm khẳng định ý nghĩa to lớn của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tôn vinh văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ không phân biệt già trẻ, trai gái.
Thứ hai, Ngày Quốc lễ còn là dịp nhân dân ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đặc biệt, Giỗ Tổ Hùng Vương phải được tổ chức trọng thể, an toàn, tiết kiệm, nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng long trọng, tạo không khí tưởng niệm thiêng liêng, hướng về cội nguồn.
Các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ được những sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của các vùng văn hóa tiêu biểu, kết hợp được những nội dung truyền thống với văn hóa văn minh hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại mới.
Mục đích ý nghĩa của nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) là gì? (Hình từ Internet)
Đối với Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương thì sau khi tổ chức lễ tưởng niệm các Vua Hùng có cần phải có báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm không?
Đối chiếu với Mục 4 Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 quy định về việc tổ chức thực hiện nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) thì:
Sau khi tổ chức lễ tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương phải có báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm.
Mục đích của báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm này là: để tổ chức nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương năm sau đạt hiệu quả tốt hơn năm trước.
Thời gian hoàn thành báo cáo đánh giá rút kinh nghiệm là: trong thời gian 20 ngày kể từ khi kết thúc lễ tưởng niệm.
Lưu ý: khi tiến hành tổ chức thực hiện nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng trong ngày tổ chức giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) thì phải thành lập Ban Tổ chức với các thành phần đoàn thể tham gia.
Ban Tổ chức do đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố làm Trưởng ban.
Lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch làm phó trưởng ban Thường trực.
Ngoài ra, Ban Tổ chức có thể thành lập các tiểu ban, số lượng thành viên Ban Tổ chức thích hợp điều kiện địa phương và có khả năng thực thi công việc, tránh hình thức.
Ban Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý, diều hành hoạt động trong chương trình tưởng niệm đảm bảo trật tự, an toàn, chu đáo, bảo vệ tốt môi trường, cảnh quan nơi tưởng niệm và tiết kiệm chi phí.
Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội như thế nào?
Đối chiếu với quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải có trách nhiệm tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác.
Lưu ý: Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương phải thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
Ngoài ra, Ban tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương còn phải có những trách nhiệm như sau:
- Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
- Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải:
+ Niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết;
+ Không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc;
+ Không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
- Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?