Đối với công trình thủy lợi thì quan trắc thấm sẽ gồm những nội dung nào? Và quan trắc thấm vòng qua vai công trình được quy định như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Đối với công trình thủy lợi thì quan trắc thấm sẽ gồm những nội dung nào? Và quan trắc thấm vòng qua vai công trình thủy lợi được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Đà Nẵng.

Đối với công trình thủy lợi thì sẽ có những phương pháp quan trắc nào?

Căn cứ theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:

Nội dung, phương pháp và thiết bị, yêu cầu về thiết kế hệ thống quan trắc
...
5.2 Phương pháp và thiết bị quan trắc
5.2.1 Phương pháp quan trắc là phương pháp ghi đo số liệu, bao gồm hai phương pháp chính là: Phương pháp quan trắc trực tiếp (đo thủ công) và phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tự động). Trong một công trình có thể tồn tại song song cả hai phương pháp. Việc lựa chọn phương pháp quan trắc phụ thuộc vào nội dung quan trắc, loại thiết bị và điều kiện kinh tế - kỹ thuật của công trình, cụ thể như sau:
1) Quan trắc trực tiếp (đo thủ công):
Quan trắc trực tiếp áp dụng đối với các nội dung có thể quan trắc từ trên bề mặt công trình như: quan trắc lún và chuyển vị, mực nước thượng hạ lưu, lưu lượng thấm, đường bão hòa. Phương pháp này do con người trực tiếp thực hiện bằng trực quan thông qua các dụng cụ đo cầm tay di động (các thiết bị đo đạc chuyên dụng, các thiết bị đọc xách tay - readout box) kết nối và đọc dữ liệu tại vị trí lắp đặt (điểm đo hoặc tại hộp đấu nối cáp truyền tín hiệu từ các điểm đo) ở hiện trường, theo lịch quan trắc định kỳ trong hồ sơ thiết kế hoặc theo quy định tại điều 8.3.2.
2) Quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tự động):
Quan trắc gián tiếp có thể áp dụng cho tất cả các nội dung quan trắc. Phương pháp này không do con người trực tiếp thực hiện mà do các thiết bị đo tự động; truyền số liệu về trung tâm thu thập, phân tích, xử lý; thời gian quan trắc được cài đặt đảm bảo cập nhật liên tục theo yêu cầu trong hồ sơ thiết kế được duyệt hoặc theo quy định tại điều 8.3.2. Quan trắc gián tiếp bao gồm 2 phương pháp là bán tự động và tự động.
a) Phương pháp đo bán tự động (đo thủ công và lưu trữ số liệu tự động): Hệ thống được trang bị các cảm biến được kết nối với thiết bị thu thập số liệu để định kỳ đo và tự động lưu trữ số liệu vào bộ nhớ của thiết bị, kết nối thiết bị thu thập với máy tính để lấy thông tin.
b) Phương pháp đo tự động (đo tự động và cập nhật số liệu trực tuyến): Về cơ bản phương pháp này tương tự như phương pháp bán tự động, nhưng thiết bị thu thập số liệu được kết nối liên tục với máy tính tại công trình, có thể xem số liệu cập nhật liên tục, truy xuất thông tin quá khứ trên máy tính. Một mức độ phát triển cao hơn nữa là số liệu được cập nhật qua mạng internet tới máy chủ tại trung tâm thông tin để có thể truy xuất mọi lúc, mọi nơi.
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi thì sẽ có những phương pháp quan trắc sau:

- Phương pháp quan trắc trực tiếp (đo thủ công);

- Phương pháp quan trắc gián tiếp (đo bán tự động và đo tự động).

Trong một công trình có thể tồn tại song song cả hai phương pháp.

Việc lựa chọn phương pháp quan trắc phụ thuộc vào nội dung quan trắc, loại thiết bị và điều kiện kinh tế - kỹ thuật của công trình.

Công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)

Đối với công trình thủy lợi thì quan trắc thấm sẽ gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:

Thiết kế và lắp đặt thiết bị quan trắc
6.1 Quan trắc thấm
6.1.1 Nội dung quan trắc thấm bao gồm:
1) Quan trắc mực nước thượng và hạ lưu công trình;
2) Quan trắc đường bão hòa trong thân và áp lực thấm nền công trình;
3) Quan trắc thấm vòng qua vai (mang) công trình;
4) Quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu công trình và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên công trình (nếu cần thiết);
5) Quan trắc lưu lượng thấm qua khớp nối bên trong công trình (đối với công trình bê tông và bê tông cốt thép) và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên công trình (nếu cần thiết);
6) Quan trắc áp lực kẽ rỗng (đối với công trình đất đá).
...

Như vậy đối với công trình thủy lợi thì quan trắc thấm sẽ gồm những nội dung sau đây:

- Quan trắc mực nước thượng và hạ lưu công trình;

- Quan trắc đường bão hòa trong thân và áp lực thấm nền công trình;

- Quan trắc thấm vòng qua vai (mang) công trình;

- Quan trắc lưu lượng thấm hạ lưu công trình và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên công trình (nếu cần thiết);

- Quan trắc lưu lượng thấm qua khớp nối bên trong công trình (đối với công trình bê tông và bê tông cốt thép) và quan trắc lưu lượng thấm mái đào hai bên công trình (nếu cần thiết);

- Quan trắc áp lực kẽ rỗng (đối với công trình đất đá).

Quan trắc thấm vòng qua vai công trình thủy lợi được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiết 6.1.4 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8215:2021 quy định như sau:

Thiết kế và lắp đặt thiết bị quan trắc
6.1 Quan trắc thấm
...
6.1.4 Quan trắc thấm vòng qua vai (mang) công trình
6.1.4.1 Quan trắc thấm vòng qua vai công trình thực hiện theo quy định tại điều 5.1.1 và 5.1.2 khi vai công trình đặt trên các lớp đất, đá có hệ số thấm lớn hơn 1 x 10-4 cm/s (yêu cầu về thiết kế nền công trình thủy công theo TCVN 4253).
6.1.4.2 Tuyến quan trắc thấm vòng chỉ bố trí tại vai (mang) công trình, nằm ngoài phạm vi xử lý chống thấm và kéo dài đến hết sườn (đồi) núi hoặc dải thềm mà vai công trình tựa vào, khoảng cách giữa các tuyến không lớn hơn 40 m và ít nhất mỗi vai phải có 1 tuyến quan trắc.
6.1.4.3 Nguyên tắc bố trí, số lượng và thiết bị đo tương tự như quan trắc đường bão hòa quy định tại điều 6.1.3 nhưng áp dụng đối với mực nước ngầm dự kiến tại vai công trình.
...

Như vậy quan trắc thấm vòng qua vai công trình thủy lợi được quy định cụ thể như trên.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Pháp luật
Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi đó không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
2,691 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình thủy lợi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào