Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nào?
- Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trong quá trình thi công, phải tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các công việc hoặc bộ phận công trình nào?
- Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nào?
- Các dung sai cho phép trong thi công công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như thế nào?
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trong quá trình thi công, phải tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các công việc hoặc bộ phận công trình nào?
Căn cứ theo tiểu mục 16.3 Mục 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Nghiệm thu công trình
...
16.3 Trong quá trình thi công, phải tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các công việc hoặc bộ phận công trình sau đây:
1) Xử lý nền và vai đập, bộ phận chống thấm nền đập, chân khay;
2) Công trình dẫn dòng;
3) Các công trình vĩnh cửu trong thân đập (nếu có) như: cống lấy nước, cống xả cát, cống dẫn dòng, hành lang kiểm tra, các loại ống;
4) Các khối đắp và lớp đất đắp thân đập, trong đó phải ghi rõ việc xử lý các mặt nối tiếp;
5) Các khối đất đắp mang công trình;
6) Tầng lọc và bộ phận thoát nước (đống đá tiêu nước, lăng trụ thoát nước);
7) Thiết bị quan trắc;
8) Lớp bảo vệ mái thượng, hạ lưu;
9) Đất đắp mang công trình xây đúc;
10) Các mặt nối tiếp trong đập.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trong quá trình thi công, phải tiến hành nghiệm thu khi hoàn thành các công việc hoặc bộ phận công trình như quy định trên.
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nào? (Hình từ Internet)
Đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu nào?
Căn cứ theo tiểu mục 16.4 Mục 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Nghiệm thu công trình
...
16.4 Trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:
1) Bản vẽ hoàn công;
2) Các bản thuyết minh, biên bản hiện trường và ghi chép thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
3) Kết quả thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu và đất đắp, trắc địa công trình, tài liệu quan trắc về biến dạng, lún, chuyển vị;
4) Các biên bản, ghi chép về các sự cố, hư hỏng trong quá trình thi công và kết quả xử lý (nếu có);
5) Ghi chép, kiểm tra và chụp ảnh các hạng mục công trình và kết cấu bị che khuất;
6) Nhật ký thi công, các ghi chép về số liệu khí tượng thủy văn và các ghi chép khác có liên quan đến thi công;
7) Ghi chép về các sự kiện bất khả kháng (lũ lụt, động đất và các yếu tố khác);
8) Tất cả các nội dung nêu trên đều được chỉ huy trưởng công trường ký tên đóng dấu.
...
Như vậy đối với công trình thủy lợi đập đất đầm nén thì trước khi tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, nhà thầu xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau đây:
- Bản vẽ hoàn công;
- Các bản thuyết minh, biên bản hiện trường và ghi chép thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Kết quả thí nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu và đất đắp, trắc địa công trình, tài liệu quan trắc về biến dạng, lún, chuyển vị;
- Các biên bản, ghi chép về các sự cố, hư hỏng trong quá trình thi công và kết quả xử lý (nếu có);
- Ghi chép, kiểm tra và chụp ảnh các hạng mục công trình và kết cấu bị che khuất;
- Nhật ký thi công, các ghi chép về số liệu khí tượng thủy văn và các ghi chép khác có liên quan đến thi công;
- Ghi chép về các sự kiện bất khả kháng (lũ lụt, động đất và các yếu tố khác).
Và Tất cả các nội dung nêu trên đều được chỉ huy trưởng công trường ký tên đóng dấu.
Các dung sai cho phép trong thi công công trình thủy lợi đập đất đầm nén được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 16.7 Mục 16 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8297:2018 quy định như sau:
Nghiệm thu công trình
...
16.7 Các dung sai cho phép trong thi công như sau:
1) Vị trí tim đập: không quá 500 mm;
2) Chiều rộng mặt đập: lớn hơn hoặc bằng chiều rộng thiết kế nhưng phải rộng bằng nhau;
3) Cao độ mặt đập: lớn hơn hoặc bằng cao độ thiết kế, phải phẳng và phù hợp với chiều cao phòng lún quy định trong thiết kế;
4) Kích thước tường tâm, tường nghiêng, sân phủ, tầng lọc, bộ phận thoát nước: lớn hơn hoặc bằng chiều dày thiết kế;
5) Hệ số mái dốc của đập (m) được xác định dựa vào hệ số mái dốc thiết kế (mtk); m nằm trong khoảng từ (1,0 đến 1,1).mtk;
6) Dung sai của kết cấu gia cố bảo vệ mái đập bằng các tấm bê tông, bê tông cốt thép đúc sẵn lắp ghép hoặc đổ tại chỗ như sau:
- Theo chiều dài và chiều rộng tấm: | ± 5 mm; |
- Theo độ dày của tấm: | ± 2,5 %; |
- Theo chiều dài đường chéo: | ±15 mm; |
- Theo khối lượng tấm: | - 5 %; |
- Theo chiều dày lớp bảo vệ cốt thép: | + 5 mm. |
7) Các dung sai thiên về an toàn chỉ có tác dụng đánh giá về mặt kỹ thuật thi công, hạn chế lãng phí vật liệu, nhân lực. Nếu nhà thầu xây dựng làm quá kích thước thiết kế vẫn được nghiệm thu nhưng khối lượng làm quá không được thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?