Đối với chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức dân số là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BYT-BNV có quy định:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp dân số và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức dân số, y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người sử dụng dịch vụ.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Theo đó, đối với viên chức dân số phải đảm bảo có đủ 06 tiêu chuẩn chức danh đạo đức nghề nghiệp như đã nêu trên.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II (hình từ Internet)
Đối với chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
Tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2022/TT-BYT:
* Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp đại học nhóm ngành Y tế công cộng trở lên; trường hợp tốt nghiệp đại học nhóm ngành khác trở lên thì phải có chứng chỉ đạt chuẩn viên chức dân số.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số (dùng cho các hạng chức danh dân số).
* Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có kiến thức sâu, rộng, có khả năng làm việc độc lập, cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới và ứng dụng trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có năng lực tổ chức công việc một cách khoa học; có năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề chuyên môn thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có năng lực xây dựng các chương trình, kế hoạch, có năng lực tổng hợp, tổ chức thu thập, xử lý, phân tích số liệu trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có năng lực tổ chức, phối hợp với các tổ chức và cá nhân để thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có năng lực tổ chức nghiên cứu, chủ trì xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức giảng dạy về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
- Có năng lực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, dự án, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh dân số viên hạng III lên chức danh dân số viên hạng II phải có thời gian giữ chức danh dân số viên hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh dân số viên hạng III tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II là gì?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BYT-BNV quy định các nhiệm vụ chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II như sau:
Dân số viên hạng II - Mã số: V.08.10.27
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và trung hạn về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác;
b) Chủ trì xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi địa bàn công tác;
c) Chủ trì tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ, tư vấn và truyền thông vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi chuyên môn;
d) Chủ trì phân tích, tổng kết, đánh giá hoạt động chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổng hợp và báo cáo kết quả;
đ) Chủ trì tổ chức các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn các hoạt động về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
e) Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình;
g) Tổ chức, tham gia giảng dạy bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình;
h) Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?