Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có được khám giám định lại sau 1,5 năm không? Trình tự, nội dung khám giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp?
Trình tự khám giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp quy định ra sao?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về trình tự khám giám định y khoa như sau:
(1) Kiểm tra đối chiếu
- Người thực hiện khám GĐYK có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu người khám giám định với một trong các giấy tờ của người đó: Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có dán ảnh chân dung của đối tượng chụp trên nền trắng cỡ ảnh 4 cm nhân với (x) 6 cm, cách ngày lập hồ sơ không quá 06 (sáu) tháng và đóng dấu giáp lai.
(2) Khám tổng quát
- Bác sỹ Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK được giao thụ lý hồ sơ có trách nhiệm lập hồ sơ giám định, khám tổng quát và trình Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK duyệt chỉ định khám chuyên khoa (khám lâm sàng, cận lâm sàng) phù hợp với hồ sơ giám định do tổ chức hoặc cá nhân người khám giám định đề nghị.
(3) Khám chuyên khoa
- Giám định viên chuyên khoa thực hiện khám và kết luận về những nội dung theo chỉ định của Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK. Trường hợp cần thiết phải hội chẩn chuyên môn (chuyên khoa).
(4) Hội chẩn chuyên môn
- Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK là thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm tổ chức, chủ trì hội chẩn trước khi Hội đồng GĐYK họp. Trường hợp cần thiết, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK mời đối tượng và các GĐV chuyên khoa đã khám cho đối tượng tham dự.
(5) Họp Hội đồng GĐYK
- Thực hiện theo trình tự phiên họp kết luận của Hội đồng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
(6) Ban hành Biên bản GĐYK
- Biên bản GĐYK do Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Thông tư này.
(7) Lưu trữ hồ sơ khám GĐYK
- Hồ sơ khám GĐYK được quản lý, lưu trữ tại Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK theo quy định của pháp luật về lưu trữ là 70 (bảy mươi) năm;
- Trường hợp khám giám định đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 thì phải lưu thêm 01 (một) ảnh của đối tượng giám định trong hồ sơ khám GĐYK.
Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có được khám giám định lại sau 1,5 năm không?
Nội dung khám giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về nội dung khám giám định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp như sau:
(1) Nội dung khám giám định tai nạn lao động:
- Nội dung khám giám định tai nạn lao động lần đầu theo tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích;
- Nội dung khám giám định tai nạn lao động tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Giấy chứng nhận thương tích và:
+ Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Giấy chứng nhận thương tích;
+ Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoán 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
+ Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
- Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều tai nạn lao động theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.
(2) Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp:
- Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu theo Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và tổn thương do bệnh nghề nghiệp còn trong thời gian bảo đảm theo quy định của pháp luật;
- Nội dung khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát: Khám giám định lại toàn bộ các tổn thương ghi nhận tại Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và:
+ Tổn thương tái phát được ghi nhận tại Tóm tắt hồ sơ bệnh án phù hợp với Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp lần liền kề trước đó;
+ Tổn thương không có khả năng điều trị ổn định ghi nhận tại bản Tóm tắt hồ sơ bệnh án đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
+ Tổn thương do tai nạn lao động tiếp tục tiến triển được ghi nhận tại Biên bản giám định y khoa theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này;
- Nội dung khám giám định tổng hợp nhiều bệnh nghề nghiệp theo điểm a và điểm b Khoản này phù hợp với từng trường hợp.
Đối với các trường hợp khám giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có thể khám giám định lại sau 1,5 năm không?
(1) Căn cứ Điều 12 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về thời hạn giám định lại như sau:
- Đối với các trường hợp giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thời hạn giám định lại ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Trường hợp xác định tổn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục tiến triển dần đến thay đổi mức độ tổn thương thì Hội đồng Giám định y khoa được kết luận thời hạn lần khám giám định tiếp theo ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
- Đối với người đã được giám định ngoài đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhưng có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới trong đó thể hiện mắc thêm bệnh khác hoặc bệnh đã được giám định thay đổi mức độ nặng lên hoặc nhẹ đi so với tình trạng bệnh, tật được kết luận trong Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất thì được đề nghị giám định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có Tóm tắt hồ sơ bệnh án mới hoặc Giấy ra viện mới.
(2) Căn cứ điểm c Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
"c) Đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị."
Như vậy, trong trường hợp bạn muốn khám giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải ít nhất sau 02 năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày bạn được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?