Đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia, Hội đồng tư vấn sẽ thảo luận, đánh giá về những nội dung gì?
Đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia, Hội đồng tư vấn sẽ thảo luận, đánh giá về những nội dung gì?
Nội dung thảo luận của Hội đồng tư vấn xác định đề tài, dự án được quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2023/TT-BKHCN như sau:
Nội dung thảo luận của Hội đồng tư vấn xác định đề tài, dự án
Các ủy viên của Hội đồng tư vấn phân tích, thảo luận và đánh giá về các nội dung sau:
1. Tính cấp thiết, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước, có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;
2. Tính liên ngành, liên vùng, quy mô và tầm quan trọng của vấn đề khoa học đặt ra;
3. Khả năng không trùng lặp với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã và đang thực hiện;
4. Khả năng ứng dụng hoặc sử dụng kết quả tạo ra vào sản xuất và đời sống;
5. Xuất xứ công nghệ và khả năng huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện (đối với dự án);
6. Tên; định hướng mục tiêu; yêu cầu đối với kết quả; phương án tổ chức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp);
7. Nguồn đề xuất nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, các ủy viên của Hội đồng tư vấn phân tích, thảo luận và đánh giá về các nội dung sau:
- Tính cấp thiết, tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước, có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;
- Tính liên ngành, liên vùng, quy mô và tầm quan trọng của vấn đề khoa học đặt ra;
- Khả năng không trùng lặp với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã và đang thực hiện;
- Khả năng ứng dụng hoặc sử dụng kết quả tạo ra vào sản xuất và đời sống;
- Xuất xứ công nghệ và khả năng huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện (đối với dự án);
- Tên; định hướng mục tiêu; yêu cầu đối với kết quả; phương án tổ chức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp);
- Nguồn đề xuất nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 06/2023/TT-BKHCN.
Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia (Hình từ Internet)
Các đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2023/TT-BKHCN như sau:
(1) Có tính cấp thiết, có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước, có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;
(2) Các vấn đề khoa học cần phải huy động nguồn lực khoa học và công nghệ (nhân lực khoa học và công nghệ hoặc nguồn tài chính) của quốc gia hoặc góp phần giải quyết những nhiệm vụ mang tính liên vùng, liên ngành; Vấn đề khoa học và công nghệ nhằm giải quyết yêu cầu khẩn cấp của quốc gia về quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh và phát triển khoa học và công nghệ;
(3) Không trùng lặp với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đã và đang thực hiện.
(4) Đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ gồm: khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
- Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:
+ Có triển vọng lớn tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu, ứng dụng ở Việt Nam; hoặc
+ Được hoàn thành ở dạng mẫu (vật liệu; thiết bị; máy móc; dây chuyền công nghệ; giống cây trồng; giống vật nuôi); hoặc
+ Có khả năng được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc có khả năng được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng;
- Có phương án khả thi để phát triển công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm.
(5) Đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Có tính mới; kết quả nghiên cứu bảo đảm tạo ra luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời cho việc giải quyết vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật của Nhà nước;
(6) Đề tài trong các lĩnh vực khác: Sản phẩm khoa học và công nghệ bảo đảm tính mới, tính tiên tiến so với các kết quả đã được tạo ra tại Việt Nam hoặc quốc tế thông qua các công bố trong nước và quốc tế, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
Các dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Yêu cầu đối với các dự án khoa học và công nghệ cấp quốc gia được quy định tại Điều 5 Thông tư 06/2023/TT-BKHCN như sau:
(1) Tương tự như các mục (1), (2) và (3) đối với các đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
(2) Có xuất xứ công nghệ từ: Công nghệ được chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ; công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ đã được hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu; kết quả khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích;
(3) Công nghệ hoặc sản phẩm khoa học và công nghệ được tạo ra ổn định ở quy mô sản xuất loạt nhỏ và có tính khả thi trong ứng dụng hoặc phát triển sản phẩm ở quy mô sản xuất hàng loạt;
(4) Có khả năng huy động được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?