Đối với các công ty dịch vụ kế toán hàng năm có cần phải nộp báo cáo gia hạn đăng ký đủ điều kiện làm dịch vụ kế toán trước ngày 31/8 không?
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?
Theo Điều 60 Thông tư 297/2016/TT-BTC quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;
+ Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;
+ Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.
- Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;
+ Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.
- Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;
+ Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;
+ Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.
- Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
+ Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;
+ Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.
Báo cáo gia hạn đăng ký đủ điều kiện làm dịch vụ kế toán
Đối với các công ty dịch vụ kế toán hàng năm có cần phải nộp báo cáo gia hạn đăng ký đủ điều kiện làm dịch vụ kế toán trước ngày 31/8 không?
Theo khoản 8 Điều 12 Thông tư 297/2016/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 39/2020/TT-BTC quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, trong đó:
Gửi Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán với những nội dung sau:
Tên báo cáo: Báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.
Nội dung yêu cầu báo cáo: Kê khai tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, bao gồm:
- Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy tờ khác có giá trị tương đương lần đầu và lần gần nhất;
- Số và ngày tháng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán lần đầu và lần gần nhất;
- Thông tin về họ và tên, chức vụ, quê quán, ngày sinh, số Giấy CMND/ Căn cước công dân/Hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số điện thoại, email, số giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của người đại diện theo pháp luật;
- Thông tin về Giám đốc/Tổng giám đốc (nếu không đồng thời là người đại diện theo pháp luật) tương tự như thông tin về người đại diện theo pháp luật;
- Danh sách thành viên góp vốn, thành viên hợp danh gồm các thông tin về họ và tên, năm sinh, chức vụ, tỷ lệ góp vốn, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (số giấy, thời hạn);
- Danh sách kế toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đến thời điểm báo cáo gồm thông tin về họ và tên, năm sinh, chức vụ, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán (số giấy, thời hạn);
- Vốn điều lệ tại thời điểm báo cáo gồm các thông tin về tổng vốn điều lệ đến thời điểm báo cáo (vốn cam kết góp của kế toán viên hành nghề; vốn thực góp của kế toán viên hành nghề đến thời điểm báo cáo; vốn thực góp của các thành viên là tổ chức);
- Về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp gồm các thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm, mức phí bảo hiểm và danh sách kế toán viên hành nghề đã được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong năm;
- Về việc chấp hành pháp luật: Nêu cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán, các vi phạm khác và hình thức xử lý đã bị áp dụng, nếu có;
Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
Phương thức gửi, nhận báo cáo
Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 31/8 hàng năm hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.
Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.
Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Biểu mẫu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán lập báo cáo duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hàng năm và gửi cho Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.
Như vậy, bên công ty bạn phải gửi báo cáo tình hình duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán chậm nhất ngày 31/8 hàng năm.
Báo cáo tình hình hoạt động gồm những nội dung gì?
Theo khoản 9 Điều 12 Thông tư 297/2016/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 3 Thông tư 39/2020/TT-BTC quy định như sau:
Gửi Báo cáo tình hình hoạt động với những nội dung sau:
Tên báo cáo: Báo cáo tình hình hoạt động năm (từ 01/01 đến 31/12).
Nội dung yêu cầu báo cáo:
Báo cáo tình hình hoạt động hàng năm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình nhân viên bao gồm thông tin về tổng số nhân viên tại doanh nghiệp đến ngày 31/12; số người có chứng chỉ kế toán viên, kiểm toán viên Việt Nam, nước ngoài; số người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại doanh nghiệp;
- Tình hình doanh thu bao gồm thông tin về cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ; cơ cấu doanh thu theo đối tượng khách hàng;
- Kết quả kinh doanh bao gồm thông tin về số vốn điều lệ, tỷ suất lợi nhuận, tình hình nộp Ngân sách Nhà nước;
- Những thay đổi trong năm bao gồm các thay đổi về tên doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật; hình thức sở hữu, chuyển đổi loại hình, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tăng giảm kế toán viên đăng ký hành nghề;
- Nêu thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị, đề xuất hoặc thông tin cho Bộ Tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán của doanh nghiệp;
Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán.
Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán).
Phương thức gửi, nhận báo cáo:
Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 10/4 năm sau.
Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hàng năm.
Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm báo cáo.
Mẫu đề cương báo cáo: Theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Biểu mẫu số liệu báo cáo: Theo Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán lập báo cáo tình hình hoạt động hàng năm theo mẫu và gửi cho Bộ Tài chính theo thời hạn quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?