Đối với bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào? Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?
Bảo vệ môi trường không khí được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc bảo vệ môi trường không khi như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
- Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ môi trường không khí có kế hoạch bảo vệ gì hay không?
Căn cứ Điều 13 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí như sau:
- Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí gồm Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh. Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh phải phù hợp với Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí, quy hoạch tỉnh, là căn cứ để tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng môi trường không khí.
- Thời hạn của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí là 05 năm. Thời hạn của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh được xác định trên cơ sở phạm vi, mức độ ô nhiễm không khí, giải pháp quản lý, cải thiện và điều kiện, nguồn lực thực hiện của địa phương.
- Nội dung chính của Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí bao gồm:
+ Đánh giá công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí cấp quốc gia; nhận định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường không khí;
+ Mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể;
+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Chương trình, dự án ưu tiên để thực hiện nhiệm vụ và giải pháp; xây dựng quy chế phối hợp, biện pháp quản lý chất lượng môi trường không khí hên vùng, liên tỉnh;
+ Tổ chức thực hiện.
- Nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh bao gồm:
+ Đánh giá chất lượng môi trường không khí ở địa phương;
+ Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí; quan trắc môi trường không khí; xác định và đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính; kiểm kê phát thải; mô hình hóa chất lượng môi trường không khí;
+ Phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí;
+ Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng;
+ Mục tiêu và phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Nhiệm vụ và giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí;
+ Tổ chức thực hiện.
- Chính phủ quy định chi tiết nội dung, trình tự, thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí.
Bảo vệ môi trường không khí
Bảo vệ môi trường không khí ai có trách nhiệm quản lý?
Tại Điều 14 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định trách nhiệm thực hiện quản lý môi trường không khí như sau:
- Thủ tướng Chính phủ ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí; chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực hiện;
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng môi trường không khí.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
+ Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
+ Đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng;
+ Tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, việc thực hiện quản lý môi trường không khí là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp đến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Được chỉ đạo bởi Thủ tướng Chính phủ.
>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Bảo vệ môi trường Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa ngày 20 11 ngắn gọn? Bài viết ý nghĩa ngày 20 11? Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 2024 thế nào?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ giám định quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước như nào?
- Đất đang sử dụng mà chưa đăng ký đất đai lần đầu thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt dự toán hàng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập mới nhất?