Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được sử dụng con dấu của cơ quan nào để thực hiện nhiệm vụ?
- Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được sử dụng con dấu của cơ quan nào để thực hiện nhiệm vụ?
- Khi Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp vắng mặt thì có được ủy quyền người khác thực hiện thẩm quyền của mình không?
- Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có những quyền hạn gì?
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được sử dụng con dấu của cơ quan nào để thực hiện nhiệm vụ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Tổ chức Đội ứng cứu sự cố
1. Đội ứng cứu sự cố được thành lập theo Quyết định số 1246/QĐ-BTP ngày 30/05/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp, Đội ứng cứu sự cố bao gồm: Đội trưởng, 02 Đội phó và các thành viên. Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố được sử dụng con dấu của Cục Công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố được đặt tại Cục Công nghệ thông tin; địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại Bộ phận thường trực: 024.62739717; email: ungcuusuco@moj.gov.vn.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được sử dụng con dấu của Cục Công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp được sử dụng con dấu của cơ quan nào để thực hiện nhiệm vụ? (Hình từ Internet)
Khi Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp vắng mặt thì có được ủy quyền người khác thực hiện thẩm quyền của mình không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Chế độ làm việc
1. Thành viên Đội ứng cứu sự cố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Khi xảy ra sự cố phải ưu tiên cho hoạt động của Đội ứng cứu sự cố, thực hiện nghiêm túc sự triệu tập, điều phối của Đội trưởng hoặc Đội phó khi được ủy quyền.
2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố giúp Đội trưởng trong hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố.
3. Đội trưởng triệu tập thành viên Đội ứng cứu sự cố, tổ chức phiên họp theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên. Thời gian và địa điểm họp do Đội trưởng quyết định.
4. Đội trưởng triệu tập và điều phối các thành viên khi có sự cố xảy ra; khi vắng mặt, ủy quyền cho 01 Đội phó thực hiện thẩm quyền của mình. Đội phó khi được ủy quyền được sử dụng thẩm quyền của Đội trưởng để điều phối các hoạt động và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
5. Thẩm quyền ký ban hành văn bản của Đội ứng cứu sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công, ủy quyền.
Theo đó, Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp triệu tập và điều phối các thành viên khi có sự cố xảy ra; khi vắng mặt, ủy quyền cho 01 Đội phó thực hiện thẩm quyền của mình.
Đội phó khi được ủy quyền được sử dụng thẩm quyền của Đội trưởng để điều phối các hoạt động và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2216/QĐ-BTP năm 2022 quy định như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội ứng cứu sự cố
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Điều 2 Quyết định thành lập Đội ứng cứu sự cố và quyền hạn của Đội ứng cứu sự cố như sau:
1. Thực hiện công tác ứng cứu, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ khắc phục sự cố an ninh, an toàn thông tin tại Bộ Tư pháp.
2. Thực hiện điều tra, phân tích các hoạt động an ninh, an toàn thông tin liên quan đến tình huống, sự cố an ninh, an toàn thông tin nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động, giảm thiệt hại.
3. Chủ trì hoặc tham gia đề xuất xây dựng và triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố an ninh, an toàn thông tin Bộ Tư pháp. Xây dựng kịch bản, tổ chức diễn tập bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tại Bộ Tư pháp.
4. Tham gia các khóa tập huấn, diễn tập, nâng cao năng lực ứng cứu sự cố.
5. Tham gia hoạt động ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin quốc gia khi có yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an hoặc Cơ quan điều phối quốc gia.
6. Khi được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị gặp sự cố, các thành viên Đội ứng cứu sự cố có quyền truy cập vào hệ thống mạng, hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu, nhật ký hệ thống để phân tích, truy vết và thực hiện dưới sự giám sát của đơn vị gặp sự cố.
7. Báo cáo Lãnh đạo Bộ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ứng cứu sự cố an ninh, an toàn thông tin tại Bộ.
8. Thành viên Đội ứng cứu sự cố có quyền được chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về an ninh, an toàn thông tin và ứng cứu sự cố.
9. Thành viên Đội ứng cứu sự cố và đầu mối liên hệ có trách nhiệm cung cấp cho đơn vị thường trực thông tin liên hệ đầy đủ bao gồm: họ tên, chức vụ, trình độ, điện thoại, thư điện tử (bắt buộc sử dụng thư điện tử công vụ @moj.gov.vn).
Như vậy, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp có những quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?