Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện hoạt động theo hình thức gì? Hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện lấy từ những nguồn kinh phí nào?
Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện hoạt động theo hình thức gì?
Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện hoạt động theo hình thức gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 20/2014/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Hình thức hoạt động
Căn cứ đặc điểm tình hình và trình độ dân trí của vùng, miền, từng dân tộc và địa phương, Đội Tuyên truyền lưu động xây dựng các hình thức tuyên truyền tập trung hoặc lưu động phục vụ ở các khu dân cư trên địa bàn, nhân dịp ngày kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện trọng đại, và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, bao gồm:
1. Tuyên truyền miệng: Bảng tin, truyền tin, nói chuyện, kể chuyện, đối thoại, diễn đàn, đọc báo, phát thanh lưu động.
2. Tuyên truyền lưu động bằng các hình thức văn nghệ: Ca múa nhạc, tấu, ngâm thơ, kịch nói, hoạt cảnh, các làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc, các hình thức sân khấu truyền thống của từng địa phương.
3. Tuyên truyền bằng các hình thức triển lãm cổ động trực quan.
4. Tuyên truyền bằng các hình thức nghe nhìn hiện đại khác.
Theo đó, căn cứ đặc điểm tình hình và trình độ dân trí của vùng, miền, từng dân tộc và địa phương, Đội Tuyên truyền lưu động xây dựng các hình thức tuyên truyền tập trung hoặc lưu động phục vụ ở các khu dân cư trên địa bàn, nhân dịp ngày kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện trọng đại, và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cụ thể dưới 04 hình thức hoạt động sau đây:
– Tuyên truyền miệng: Bảng tin, truyền tin, nói chuyện, kể chuyện, đối thoại, diễn đàn, đọc báo, phát thanh lưu động.
– Tuyên truyền lưu động bằng các hình thức văn nghệ: Ca múa nhạc, tấu, ngâm thơ, kịch nói, hoạt cảnh, các làn điệu dân ca, dân vũ các dân tộc, các hình thức sân khấu truyền thống của từng địa phương.
– Tuyên truyền bằng các hình thức triển lãm cổ động trực quan.
– Tuyên truyền bằng các hình thức nghe nhìn hiện đại khác.
Phục vụ cho hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện cần những trang thiết bị nào?
Theo Điều 6 Thông tư 20/2014/TT-BVHTTDL quy định trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác của Đội Tuyên truyền lưu động bao gồm:
– Bản tin, báo chí.
– Tài liệu tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.
– Máy phóng (projector), máy tính (Laptop), máy ảnh, máy quay phim.
– Đầu đĩa nhạc, đĩa hình.
– Nhạc cụ thích hợp với địa bàn hoạt động và đặc điểm của từng vùng.
– Hệ thống trang thiết bị âm thanh, đèn chiếu sáng.
– Băng cờ, khẩu hiệu, khung giá triển lãm lưu động.
– Trang phục, đạo cụ.
– Phương tiện vận chuyển và xe ô tô chuyên dụng: Tùy theo điều kiện giao thông ở địa phương.
– Máy phát điện.
– Sân khấu di động.
– Các trang thiết bị, phương tiện cần thiết khác được trang bị phù hợp với điều kiện ở từng địa phương.
Hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện lấy từ những nguồn kinh phí nào?
Theo Điều 7 Thông tư 20/2014/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
c) Nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Đội Tuyên truyền lưu động thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan tài chính chuyên ngành.
Theo đó, để phục vụ cho hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp huyện thì kinh phí hoạt động của Đội được lấy từ những nguồn sau:
– Ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
– Tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
– Nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo công tác kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng? Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?
- Thẩm tra lý lịch người vào Đảng là thẩm tra lý lịch của những ai? Phương pháp thẩm tra lý lịch là gì?
- Dự kiến sáp nhập các bộ ngành nào? Thông tin sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18-NQ/TW 2017 thế nào?
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực có phải là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp không?
- Ngày 2 tháng 12 là ngày gì? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm lịch? Ngày 2 12 2024 là thứ mấy?