Đối tượng tuyển sinh đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện gì? Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?
Đối tượng tuyển sinh đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo Điều 8 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tuyển sinh đào tạo thường xuyên
1. Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.
Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 (mười bốn) tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề.
2. Hình thức tuyển sinh: xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
3. Hồ sơ, thủ tục tuyển sinh do người đứng đầu cơ sở đào tạo quy định.
Theo đó, đối tượng tuyển sinh đào tạo thường xuyên phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.
Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 tuổi.
- Trường hợp học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề.
Đào tạo thường xuyên
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại đâu và bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
Xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt giáo trình, tài liệu đào tạo thường xuyên
...
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung công khai, gồm: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, mục tiêu và nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chứng chỉ đào tạo, mức học phí phải nộp, các chính sách hỗ trợ (nếu có).
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải công khai các chương trình đào tạo thường xuyên của cơ sở mình tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh hoặc trên Website của cơ sở đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung công khai, gồm: tên chương trình đào tạo, đối tượng tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, mục tiêu và nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo, chứng chỉ đào tạo, mức học phí phải nộp, các chính sách hỗ trợ (nếu có).
Thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại Thông tư này được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm: thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm; thời gian thực học thực hành nghề; thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học; trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
2. Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày; trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
3. Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 (năm) giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 (tám) giờ.
4. Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thời gian và kế hoạch đào tạo thường xuyên được pháp luật quy định như sau:
- Thời gian đào tạo đối với các chương trình đào tạo thường xuyên được thực hiện theo yêu cầu của từng chương trình đào tạo, gồm:
+ Thời gian thực học kiến thức nghề, kỹ năng mềm;
+ Thời gian thực học thực hành nghề;
+ Thời gian kiểm tra trước, trong quá trình đào tạo, kiểm tra kết thúc khóa học;
Trong đó thời gian thực học thực hành nghề tối thiểu chiếm 80% tổng thời gian khóa học.
- Việc bố trí thời gian thực học được thực hiện linh hoạt trong ngày, trong tuần (ngày làm việc hoặc ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày nghỉ) theo yêu cầu của học viên và được cụ thể trong kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học.
- Thời gian học mỗi buổi tối đa là 05 giờ và thời gian học trong một ngày tối đa là 08 giờ.
- Kế hoạch đào tạo của từng khóa học, lớp học được xây dựng linh hoạt, phù hợp với đối tượng học viên, đặc điểm của vùng, miền và phải bảo đảm thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Nội dung của kế hoạch đào tạo thực hiện theo mẫu định dạng quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?