Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ? Trường hợp động đất, núi lửa có thuộc phạm vi bảo hiểm không?

Tôi muốn hỏi về đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ? Trường hợp động đất, núi lửa có thuộc phạm vi bảo hiểm cháy nổ không? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Hà Thanh - Long Khánh.

Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ?

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 06/09/2023) thì đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/09/2023) quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có ghi nhận:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

1. Phạm vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phát sinh từ rủi ro cháy, nổ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trong đó khoản 1 Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/09/2023) quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:

Đối tượng bảo hiểm

1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, bao gồm:

a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Như vậy, về nguyên tắc chung, trừ các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm ra, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho các thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 trên.

Bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm cháy nổ (Hình từ Internet)

Trường hợp động đất, núi lửa có thuộc phạm vi bảo hiểm cháy nổ không?

Theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 06/09/2023) về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy (trừ cơ sở hạt nhân): Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.
b) Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.
c) Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
d) Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.
đ) Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.
e) Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.
g) Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.
h) Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.
i) Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.
k) Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.
...

Theo đó, trường hợp động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên là một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được ghi nhận tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/09/2023) quy định:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

...

2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên.

- Thiệt hại do những biến cố về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây ra.

- Tài sản bị đốt cháy, làm nổ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt; tài sản chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nổ.

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nổ.

- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh.

- Thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ của người được bảo hiểm; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính.

- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm sạch đồng ruộng, đất đai.

b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

Theo quy định trên, động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên sẽ thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 06/09/2023) quy định như sau:

Nguyên tắc chung
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định pháp luật.
2. Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc theo điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.
...
8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
9. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s hoặc Fitch, “B++” theo A.M.Best, “Baal” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
10. Các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm và pháp luật có liên quan.

Theo đó, việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Theo Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 06/09/2023) quy định như sau:

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này (sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.

Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm.

- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong các trường hợp sau:

a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định pháp luật.

b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

c) Cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

- Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).

- Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định pháp luật.

Bảo hiểm cháy nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Huỷ bỏ bảo hiểm cháy nổ trong trường hợp nào?
Pháp luật
18 cơ sở nào bắt buộc mua bảo hiểm cháy nổ theo Nghị định 67? Không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Có được xem là tài sản cố định vô hình đối với chi phí mua bảo hiểm cháy nổ gần 200 triệu không?
Pháp luật
Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có bao gồm chi phí mua bảo hiểm cháy nổ theo Luật Nhà ở mới?
Pháp luật
Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ mới nhất 2024 theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP? Đối tượng bảo hiểm cháy nổ được quy định ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có phải nộp phí hoạt động phòng cháy chữa cháy cho nhà nước không?
Pháp luật
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của nhà chung cư được xác định như thế nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tối thiểu đối với rạp chiếu phim 700 chỗ ngồi mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận được xác định như nào?
Pháp luật
Số tiền bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản được quy định thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào thuộc phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm cháy nổ? Trường hợp động đất, núi lửa có thuộc phạm vi bảo hiểm không?
Pháp luật
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mới nhất theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm cháy nổ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,861 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm cháy nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm cháy nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào