Đối tượng nào quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn?
- Đối tượng nào quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn?
- Việc không tuân thủ thời gian hoạt động của đại lý Internet hoặc của điểm truy nhập Internet công cộng theo quy định có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Việc phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet có nằm trong chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Đối tượng nào quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 72/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP:
Quyền, nghĩa vụ của chủ điểm truy nhập Internet công cộng
....
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thực hiện việc quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Đối tượng nào quy định về thời gian hoạt động của các đại lý Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên địa bàn? (Hình từ Internet)
Việc không tuân thủ thời gian hoạt động của đại lý Internet hoặc của điểm truy nhập Internet công cộng theo quy định có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng
Vi phạm các quy định về điểm truy nhập Internet công cộng
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tuân thủ thời gian hoạt động của đại lý Internet hoặc của điểm truy nhập Internet công cộng theo quy định;
b) Sử dụng không đúng đường truyền thuê bao trong hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho công cộng;
c) Tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng tính năng của máy tính tại địa điểm kinh doanh của mình để thực hiện hành vi bị cấm theo quy định về sử dụng Internet và thông tin trên mạng;
d) Điểm truy nhập Internet công cộng không có hợp đồng đại lý Internet theo quy định;
đ) Để người sử dụng Internet truy cập, xem, tải các thông tin, hình ảnh, phim có nội dung đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan.
Như vậy, đối với hành vi không tuân thủ thời gian hoạt động của đại lý Internet hoặc của điểm truy nhập Internet công cộng theo quy định có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tai khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Việc phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet có nằm trong chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 72/2013/NĐ-CP Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng:
Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng
1. Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet. Đẩy mạnh việc đưa các thông tin lành mạnh, hữu ích lên Internet.
3. Phát triển hạ tầng Internet băng rộng đến trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu, thư viện, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các điểm truy nhập Internet công cộng và hộ gia đình. Chú trọng việc phổ cập dịch vụ Internet ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm quy định của pháp Luật. Áp dụng các biện pháp bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi tác động tiêu cực của Internet.
5. Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp Luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam.
6. Khuyến khích và tạo Điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, tên miền tiếng Việt và chuyển đổi sang công nghệ địa chỉ Internet IPv6 (gọi tắt là công nghệ IPv6).
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng bao gồm vấn đề khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng tiếng Việt phục vụ cho cộng đồng người Việt Nam trên Internet.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?