Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào? Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính? Phương pháp đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định như thế nào? Câu hỏi đến từ anh G.H ở Long An. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?

Căn cứ khoản 4 Điều 13 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định:

Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
4. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm:
a) Xây dựng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030, điều chỉnh, cập nhật hằng năm (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ quản lý lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cơ quan chuyên môn có liên quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định quy định:

Đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
1. Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
...

Theo đó, cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính chị xem tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg.

Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định như thế nào?

Trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được quy định tại Điều 15 Nghị định 06/2022/NĐ-CP; cụ thể như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; kiểm tra, giám sát hoạt động thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trong phạm vi lĩnh vực quản lý.

Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan phối hợp với các bộ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP trên địa bàn quản lý.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có giải thích về các thuật ngữ như sau:

Khí nhà kính là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời được hấp thụ trong khí quyển, chuyển hóa thành nhiệt lượng gây hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động nhằm giảm nhẹ mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính, tăng cường hấp thụ khí nhà kính.

Tóm lại, kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở phải được cập nhật và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có thay đổi trong phương án giám sát.

Phương pháp đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định như thế nào?

Phương pháp đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định tại Điều 26 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT; cụ thể như sau:

Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực trong 01 (một) năm được tính toán như sau:

ERCT = ∑d ERd

Trong đó:

ERCT là mức giảm phát thải của lĩnh vực quản lý chất thải trong 01 (một) năm (tCO2tđ);

ERd là mức giảm phát thải trong 01 (một) năm của biện pháp chính sách d (tCO2tđ);

d là biện pháp chính sách quản lý chất thải.

Trong đó ERd được tính như sau:

ERd = ∑i (BEd,i,k - PEd,i,k )

Trong đó:

BEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm theo kịch bản BAU cho lượng chất thải k với nguồn phát thải i được xử lý theo biện pháp d (tCO2tđ). BEd,i được tính toán theo quy định về kiểm kê khí nhà kính tại Phụ lục I.1 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT.

PEd,i,k là mức phát thải khí nhà kính trong 01 (một) năm của lượng chất thải k được xử lý thuộc nguồn phát thải i theo biện pháp d (tCO2tđ).

i là các nguồn phát thải bao gồm: Phát thải từ hoạt động chôn lấp chất thải rắn; (2) Phát thải từ hoạt động xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học; Phát thải từ hoạt động thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; Phát thải từ hoạt động xử lý và xả thải nước thải; và Phát thải từ các hoạt động giảm phát thải trong xử lý, tiêu hủy chất thải.

Khí nhà kính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khí nhà kính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mẫu đề nghị công nhận đơn vị đủ điều kiện thực hiện thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở?
Pháp luật
Đối tượng nào phải thực hiện lập Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi thông báo cấp giấy xác nhận tín chỉ các bon, hạn ngạch phát thải khí nhà kính được giao dịch trong bao lâu?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm tính toán mức hấp thụ khí nhà kính tại vùng sinh thái có rừng trên cơ sở điều tra rừng, tổng hợp trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực?
Pháp luật
Cơ sở là đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phép trao đổi, mua bán hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong giai đoạn nào?
Pháp luật
Báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực bao gồm những nội dung chính nào theo quy định?
Pháp luật
Việc xây dựng báo cáo kiểm kê quốc gia khí nhà kính thuộc trách nhiệm của cơ quan nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Việc tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện trong trường hợp nào theo quy định?
Pháp luật
Cơ quan nào là cơ quan đầu mối kiểm kê quốc gia khí nhà kính theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Nguyên tắc thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực được quy định như thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với kỹ thuật viên thực hiện việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khí nhà kính
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,269 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khí nhà kính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khí nhà kính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào