Đối tượng nào không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân? Phụ cấp công vụ có tính vào việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?
Đối tượng nào không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 24/2012/TT-BCA quy định về đối tượng hưởng chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân như sau:
Đối tượng
1. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên Công an và lao động hợp đồng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân, bao gồm:
a) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật.
b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn.
c) Công nhân, nhân viên Công an và lao động hợp đồng (trong định mức của Bộ) hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Đối tượng không áp dụng
a) Những người đang trong thời gian tạm tuyển, thử việc tại Công an các đơn vị, địa phương.
b) Học viên hưởng sinh hoạt phí đang học tại các học viện, các trường trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công nhân, nhân viên và lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.
d) Lao động hợp đồng không trong định mức của Bộ, hoặc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc hưởng theo mức lương khoán, mức lương thỏa thuận (không xếp theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định).
đ) Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng đã nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Như vậy, đối tượng nào không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân là:
+ Những người đang trong thời gian tạm tuyển, thử việc tại Công an các đơn vị, địa phương.
+ Học viên hưởng sinh hoạt phí đang học tại các học viện, các trường trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, cán bộ, công nhân, nhân viên và lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp của lực lượng Công an nhân dân.
+ Lao động hợp đồng không trong định mức của Bộ, hoặc không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, hoặc hưởng theo mức lương khoán, mức lương thỏa thuận (không xếp theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định).
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng đã nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 5 năm 2012.
Đối tượng nào không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2012/TT-BCA quy định về mức phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân như sau:
Mức phụ cấp và công thức tính hưởng
1. Mức phụ cấp công vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này bằng 25% mức lương cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.
Như vậy, mức phụ cấp công vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 24/2012/TT-BCA bằng 25% mức lương cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.
Công thức tính mức tiền phụ cấp công vụ được hưởng hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 24/2012/TT-BCA như sau:
Mức tiền phụ cấp công vụ được hưởng hàng tháng | = | Hệ số lương cấp bậc hàm, ngạch bậc hoặc hệ số phụ cấp cấp bậc hàm + (cộng) phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung | x | 25% |
Mức lương tối thiểu chung thực hiện theo quy định của Nhà nước (mức lương tối thiểu chung để tính hưởng phụ công vụ từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 là 1.050.000 đồng/tháng).
*Khi tính mức tiền phụ cấp công vụ của mỗi người, nếu có số lẻ từ 50 đồng trở lên thì làm tròn thành 100 đồng, nếu dưới 50 đồng thì bỏ.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A, Đội trưởng; hưởng lương hệ số 6,00 (cấp bậc hàm Thiếu tá), phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,3. Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của đồng chí A là:
(6,00 + 0,30) x 1.050.000 đồng x 25% = 1.653.800 đồng.
Ví dụ 2: Đồng chí Lê Thị H, Thiếu tá chuyên môn kỹ thuật; hưởng lương hệ số 5,20 (N2-SC) + 6% phụ cấp thâm niên vượt khung. Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của đồng chí H là:
(5,20 + 5,20 x 6%) x 1.050.000 đồng x 25% = 1.446.900 đồng.
Ví dụ 3: Đồng chí Nguyễn Văn B, hạ sĩ quan phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; hưởng hệ số phụ cấp 0,60 (cấp bậc hàm Trung sĩ). Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của đồng chí B là:
0,60 x 1.050.000 đồng x 25% = 157.500 đồng.
Ví dụ 4: Chị Nguyễn Thị T, lao động hợp đồng nấu ăn; hưởng lương hệ số 2,80. Mức tiền phụ cấp công vụ một tháng của chị T là:
2,80 x 1.050.000 đồng x 25% = 735.000 đồng.
Phụ cấp công vụ có tính vào việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 24/2012/TT-BCA quy định về nguyên tắc, cách tính hưởng phụ cấp công vụ như sau:
Nguyên tắc, cách tính hưởng phụ cấp
1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không tính để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ nếu chuyển sang đối tượng không được hưởng phụ cấp công vụ thì thôi hưởng phụ cấp công vụ kể từ tháng tiếp theo. Các trường hợp được chuyển đổi ngược lại thì được hưởng phụ cấp công vụ kể từ tháng được chuyển đổi.
3. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm nghề (thanh tra viên, chuyên trách công tác kiểm tra Đảng, biểu diễn nghệ thuật…) hoặc phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân; đồng thời thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này thì cũng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo quy định tại Thông tư này.
4. Đối tượng hưởng phụ cấp công vụ quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này không được tính hưởng phụ cấp công vụ trong thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
b) Thời gian nghỉ việc riêng liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.
đ) Thời gian tham dự khóa huấn luyện chiến sĩ mới của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.
e) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Như vậy, phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không tính để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?