Đối tượng nào được ưu đãi trong hoạt động dầu khí? Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở nào?
Đối tượng nào được ưu đãi trong hoạt động dầu khí?
Theo Điều 53 Luật Dầu khí 2022 quy định đối tượng ưu đãi được ưu đãi trong hoạt động dầu khí như sau:
(1) Lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Lô dầu khí nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp;
- Lô dầu khí thông thường đã tổ chức đấu thầu theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí nhưng không có nhà thầu, nhà đầu tư đề xuất;
- Lô dầu khí được hình thành từ diện tích hoàn trả theo hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
- Lô dầu khí thông thường mà nhà thầu trả lại trước khi hết thời hạn hợp đồng dầu khí;
- Lô dầu khí được hình thành từ việc hợp nhất diện tích hoàn trả và lô dầu khí mà nhà thầu trả lại quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
- Các mỏ dầu khí cận biên thuộc các lô dầu khí thông thường đã ký kết hợp đồng dầu khí;
- Tại thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí, các mỏ dầu khí có thể tiếp tục duy trì hoạt động khai thác nhưng không đạt được hiệu quả đầu tư tối thiểu khi áp dụng các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí thông thường đã ký kết;
- Đối tượng dầu khí mới chưa được tìm kiếm thăm dò hoặc phát hiện dầu khí trong bể trầm tích.
(2) Lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
- Lô dầu khí đã tổ chức đấu thầu theo điều kiện đối với lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư nhưng không có nhà thầu, nhà đầu tư đề xuất;
- Lô dầu khí được hình thành từ diện tích hoàn trả theo hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
- Lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư mà nhà thầu trả lại trước khi hết thời hạn hợp đồng dầu khí;
- Lô dầu khí được hình thành từ diện tích hoàn trả và lô dầu khí mà nhà thầu trả lại quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
- Các mỏ dầu khí cận biên thuộc các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đã ký kết hợp đồng dầu khí;
- Tại thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư, các mỏ dầu khí có thể tiếp tục duy trì hoạt động khai thác nhưng không đạt được hiệu quả đầu tư tối thiểu khi áp dụng các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư;
- Lô dầu khí có đối tượng là dầu khí phi truyền thống.
Đối tượng nào được ưu đãi trong hoạt động dầu khí? Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở nào? (hình từ internet)
Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở nào?
Theo Điều 7 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Cơ sở tiến hành hoạt động dầu khí
1. Hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký kết đối với các lô dầu khí theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí theo quy định tại điểm c khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 41 của Luật này.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các lô dầu khí và danh mục các lô dầu khí điều chỉnh trên cơ sở đề xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và kết quả thẩm định, báo cáo của Bộ Công Thương.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt danh mục các lô dầu khí, danh mục các lô dầu khí điều chỉnh.
Như vậy, hoạt động dầu khí thực hiện trên cơ sở hợp đồng dầu khí được ký kết đối với các lô dầu khí theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trừ trường hợp khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí theo quy định
Khi tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Luật Dầu khí 2022 quy định tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thực hiện các công việc bảo đảm an toàn dầu khí sau đây:
- Xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn, bao gồm chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an toàn bảo đảm kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ hoạt động dầu khí;
- Thiết lập và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại cho người, môi trường hoặc tài sản;
- Trang bị hệ thống cảnh báo có khả năng phát hiện tình huống xấu có thể xảy ra gây nguy hiểm cho công trình, môi trường và tự động thông báo, thông tin cho trung tâm điều hành đối với các công trình dầu khí trên biển không có người làm việc thường xuyên;
- Có tàu trực để bảo đảm ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp đối với các công trình dầu khí trên biển có người làm việc thường xuyên. Người điều hành hoạt động dầu khí ở các khu vực mỏ hoặc lô dầu khí lân cận có thể phối hợp sử dụng chung tàu trực nhưng phải bảo đảm có tàu trực liên tục để ứng cứu kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?