Đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng và mức học bổng chính sách nội trú là bao nhiêu?

Liên quan đến các chính sách nội trú khi học tại trường trung cấp, cao đẳng thì đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng? Theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức học bổng chính sách nội trú là bao nhiêu? Và việc thực hiện chính sách nội trú cho học sinh sinh viên phải đảm bảo theo những nguyên tắc gì? - Câu hỏi của chị Thúy Hằng đến từ Thái Nguyên.

Đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg quy định các đối tượng sẽ được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng sau đây:

Đối tượng được hưởng chính sách nội trú
Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
1. Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
2. Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
3. Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Theo đó, các đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp bao gồm người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng

Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng (Hình từ Internet)

Mức học bổng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng là bao nhiêu?

Mức học bổng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể như sau:

- 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật.

- 80% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

- 60% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều này có quy định các khoản hỗ trợ khác bao gồm:

- Hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo

- Hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp tết Nguyên đán

- Mỗi học sinh, sinh viên được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại:

+ Mức 300.000 đồng/năm đối với học sinh, sinh viên ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

+ Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tượng còn lại.

Việc thực hiện chính sách nội trú cho học sinh sinh viên khi học trung cấp, cao đẳng phải đảm bảo theo những nguyên tắc gì?

Về nguyên tắc thực hiện chính sách khi học trung cấp, cao đẳng căn cứ theo Điều 4 Quyết định 53/2015/QĐ-TTg như sau:

Nguyên tắc thực hiện chính sách
1. Mỗi học sinh, sinh viên chỉ được hỗ trợ 01 lần khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc trình độ trung cấp theo chính sách quy định tại Quyết định này.
2. Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng lúc thì chỉ được hưởng một chính sách cao nhất hoặc học đồng thời ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ được hưởng chính sách ở một cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Trong một năm học, học bổng chính sách được cấp đủ 12 tháng. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng chính sách được cấp theo số tháng thực học của năm học đó. Đối với các chương trình đào tạo theo tín chỉ thì học bổng chính sách được cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề học và trình độ đào tạo tương đương theo hình thức niên chế.
4. Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác quy định tại Quyết định này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với biến động của giá cả sinh hoạt.
5. Học sinh, sinh viên không được hưởng học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác trong các trường hợp sau:
a) Bị kỷ luật buộc thôi học hoặc nghỉ học do ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục theo học. Thời gian không được hưởng chính sách nội trú tính từ ngày quyết định buộc thôi học hoặc quyết định nghỉ học có hiệu lực.
b) Trong thời gian bị đình chỉ học tập (có thời hạn), trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận.
c) Trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ.

Như vậy, mỗi học sinh, sinh viên chỉ được hỗ trợ 01 lần khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc trình độ trung cấp theo chính sách quy định tại Quyết định này.

Trong một năm học thì học bổng chính sách sẽ được cấp đủ 12 tháng. Đối với các chương trình đào tạo có thời gian dưới 01 năm hoặc có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng chính sách được cấp theo số tháng thực học của năm học đó.

Chính sách nội trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chính sách nội trú đối với sinh viên sẽ được cấp theo trình tự và hồ sơ như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú khi học trung cấp, cao đẳng và mức học bổng chính sách nội trú là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh sinh viên tại trường công lập mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thời hạn cấp hồ sơ chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp chính sách nội trú bao gồm những gì?
Pháp luật
Trong dịp Tết Nguyên đán đối tượng nào được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Pháp luật
Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo tại vùng biên giới học trường trung cấp nghề cần chuẩn bị giấy tờ gì để được cấp chính sách nội trú?
Pháp luật
Thực hiện chính sách nội trú dành cho người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo học trường trung cấp nghề theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Phương thức chi trả về chính sách nội trú dành cho người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo học trường cao đẳng nghề được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính sách nội trú
2,338 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính sách nội trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính sách nội trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào