Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở địa phương khác có được không?
Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
"Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp."
Cùng với đó tại Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
"Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác."
Như vậy, từ các điều khoản nêu trên thì người lao động có hợp đồng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở địa phương khác có được không? (Hình từ Internet)
Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở địa phương khác có được không?
Tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
..
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
Theo đó, trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động chưa có việc làm thì được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì địa phương nào mà mình muốn nhận.
Như vậy, nếu làm việc tại thành phố, người lao động có thể về quê làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp gửi cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mình cư trú để nhận trợ cấp.
Ai sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động?
Căn cứ theo Điều 57 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
"Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;"
Như vậy, hàng tháng người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước hỗ trợ đóng tiền bảo hiểm thất nghiệp thì khi được trợ cấp thất nghiệp, quỹ bảo hiểm thất nghiệp sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?