Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ được quy định như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hồ sơ ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ?
Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ như sau:
Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi
1. Đối tượng ưu đãi:
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
...
Theo đó, đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ là dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển bao gồm: dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
Công nghiệp hỗ trợ (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quy định hồ sơ ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ?
Căn cứ khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng và thủ tục xác nhận ưu đãi
...
4. Hậu kiểm ưu đãi:
Dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện ưu đãi sẽ bị thu hồi và bồi thường các ưu đãi đã được hưởng.
5. Bộ Công Thương quy định cụ thể hồ sơ ưu đãi và thủ tục hậu kiểm ưu đãi.
Theo đó, Bộ Công Thương quy định cụ thể hồ sơ ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ.
Hồ sơ trình tự xác nhận ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ được thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 55/2015/TT-BCT quy định hồ sơ, trình tự xác nhận ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ như sau:
Hồ sơ, trình tự xác nhận ưu đãi
1. Số lượng hồ sơ:
a) 06 bản bao gồm: 01 bản chính và 05 bản sao;
b) Hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký xin ưu đãi;
c) Trường hợp các dự án có thay đổi về điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư thì gửi hồ sơ bổ sung (nội dung phần thay đổi) tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét.
2. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị xác nhận ưu đãi (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Thuyết minh dự án:
- Trường hợp dự án được thực hiện lần đầu hoặc hoạt động độc lập: Báo cáo (dự án) đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
- Trường hợp dự án đang sản xuất:
+ Thuyết minh hiện trạng quy trình sản xuất, cơ sở vật chất (nhà xưởng), máy móc thiết bị (bảng kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị chuyên ngành cho các công đoạn chính phù hợp với sản phẩm và quy mô đang sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng…); công suất sản xuất; Báo cáo kiểm toán độc lập năm gần nhất trước thời điểm nộp hồ sơ xin xác nhận ưu đãi (hoặc báo cáo tài chính);
+ Thuyết minh đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới theo quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư và xây dựng với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
d) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (đối với dự án đầu tư mới) hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật bảo vệ môi trường hoặc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (đối với dự án đang hoạt động).
đ) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên minh Châu Âu (các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu Âu CEN - European Committee for Standardization ban hành) hoặc tương đương (nếu có) do tổ chức chứng nhận được phép hoạt động chứng nhận theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa cấp.
3. Nơi nộp hồ sơ:
a) Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền của địa phương nơi thực hiện dự án hoặc tại Bộ Công Thương. Doanh nghiệp chỉ được nộp hồ sơ tại một cơ quan có thẩm quyền;
b) Các đối tượng còn lại nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương (địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
4. Phương thức nộp hồ sơ:
Hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tới cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, hồ sơ trình tự xác nhận ưu đãi đối với công nghiệp hỗ trợ được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?